Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm

12:40 AM |

" Hãy liệng bánh Ngươi nơi mặt nước, vì khỏi lâu ngày ngươi sẽ tìm nó lại ."  Truyền Đạo 11:1

http://www.luxurylaunches.com/wp-content/uploads/2012/12/Warren-Buffett-with-Bill-and-Melinda-Gates.jpg
Một khía cạnh đáng yêu của Hoa Kỳ
Bước vào năm mới, giới bình luận nhắc tới hai chuyện. Một là Tổng thống Barack Obama đã tiếp xúc và thảo luận về cách cải thiện kinh tế với giới quản trị doanh nghiệp - thuộc thiểu số 1% giàu có xấu xa mà ông thường đả kích để hốt phiếu dân nghèo. Hai là Chính quyền Obama nên mời một Tổng quản trị CEO vào gỡ rối cho chương trình Obamacare đang bị khủng hoảng...
         Có chuyện thứ ba cũng nên nhắc tới, là nhiều doanh gia tỷ phú Hoa Kỳ lại là người hằng tâm, đã bỏ thời giờ, công sức và tiền bạc cứu giúp người khác, tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Khía cạnh hằng tâm của những người hằng sản là một đặc tính đáng quý của xã hội Mỹ. Mở đầu một năm mới, xin nhắc tới khía cạnh tử tế này.
http://www.spiritofomaha.com/images/geobase/30186/SalvationArmyLogo.jpg
us military aid effort tacloban typhoon
Ngược với quan niệm của nhiều người rằng kỹ nghệ lớn nhất của Mỹ là "kỹ nghệ chiến tranh" - chữ của Tổng thống Dwight Eisenhower về thủ tục ngân sách bên trong có sự cấu kết giữa các tập đoàn kinh doanh chiến cụ và giới dân cử - thật ra kỹ nghệ lớn nhất của Mỹ chính là "từ thiện". Đó là hoạt động thiện nguyện có tính chất vị tha và nhắm vào mục tiêu công ích.
 http://images.china.cn/attachement/jpg/site1007/20131118/00016c42b36b13f3bb2d24.jpg
Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn của toàn cầu, kể cả của nước Mỹ, số tiền hoạt động của "kỹ nghệ từ thiện" vẫn vượt quá 300 tỷ đô la, cao hơn ngân sách viện trợ của chính quyền liên bang và bằng 60% ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ. Nhưng ngạch số ấy hoàn toàn là do tư nhân đảm nhiệm lấy, từ khi vận động tới khi sử dụng. 

Salvation-Army-Red-Kettle
Trong kỹ nghệ từ thiện, dĩ nhiên ta chú ý đến vai trò của doanh gia tỷ phú, đã thành công xuất sắc trên doanh trường, nhưng giàu lòng hảo tâm mà cống hiến một phần, có khi là phần lớn, tài sản của họ cho các hoạt động từ thiện.

http://i2.cdn.turner.com/cnn/dam/assets/131120073953-06-haiyan-1120-horizontal-gallery.jpg
Kỹ nghệ từ thiện này không chỉ có kim ngạch rất lớn mà còn ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội và nay đã ra toàn cầu. Khi nói đến "kỹ nghệ", ta để ý đến ảnh hưởng, cách tổ chức và vận hành phức tạp trong khuôn khổ luật lệ chặt chẽ. Vì hoạt động từ thiện được miễn thuế nên các hội thiện là đối tượng kiểm tra kỹ lưỡng của sở thuế liên bang lẫn những tư nhân giao tiền cho họ.

http://sbtn.tv/sites/default/files/articles/img_7307.jpg
Từ khởi đầu và ở dưới lên, thì nên thấy dân Mỹ tự động chung góp rất nhiều vào sinh hoạt trong xã hội, từ lĩnh vực tư tưởng, lý luận, tôn giáo đến y tế, giáo dục và phổ biến kiến thức. Thuần về kinh tế thì ngạch số của các hoạt động từ thiện tại Mỹ đã vượt 1% Tổng sản lượng Nội địa GDP, trung bình thì gấp đôi Âu Châu và đấy là một truyền thống.

http://www.rfa.org/vietnamese/multimedia/11172013-thoi-su-11172013092538.html/11172013-slideshow/000_Del6266570.jpg/@@images/b7ea4af8-71c7-44a7-bf20-aacb2af5a7f2.jpeg
Nói về sự đóng góp tài chánh cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo, y tế hay giáo dục. Song song, họ cũng có cả ngàn "sáng hội" hay "sáng viện", là "foundations", của nhiều gia đình doanh gia. Nổi tiếng trong lịch sử thì có Ford Foundation, Rockefeller Foundation, Carnegie Foundation, MacArthur Foundation, hay J. Paul Getty Trust, v.v...

image
Từ hơn chục năm nay, người ta mới để ý đến các tên tuổi trên doanh trường như ông bà tỷ phú Bill và Melinda Gates hoặc Warren Buffet hay Georges Soros đã dành một khoản tài sản cho các hoạt động từ thiện. Trẻ nhất trong số đó là người sáng lập và Tổng quản trị mạng lưới xã hội Facebook, nhân vật Marc Zuckerberg, chưa tới 30 đã làm chủ 19 tỷ đô la và đồng ý với hai vị tiền bối là Bill Gates và Warren Buffett là trong đời mình sẽ dành ra phân nửa tài sản để tài trợ việc công ích.
     Nhìn về nguyên thủy, chúng ta không quên rằng nước thành hình từ "thuyền nhân", http://gdb.voanews.com/AA291D8A-76EB-42F1-A30D-5BF51038D980_w640_r1_s_cx0_cy39_cw0.JPEGnhững người vượt biển qua xứ lạ để làm lại cuộc đời, đa số là để tránh nạn bách hại tôn giáo từ Âu Châu. Đi tìm tự do, họ tin vào Thượng Đế ở trên đầu và tình liên đới của người tỵ nạn với nhau. Hai tinh thần sùng đạo và lân tuất là đặc tính nguyên sơ. Từ đầu thế kỷ 17, việc ba vùng đất mới được họ lập ra, là Massachussetts, Pennsylvania và Virginia, có tên là "Thịnh vượng chung" cũng hàm ý đó.
http://deacondance.com/wp-content/uploads/2012/05/In-God-We-Trust.jpg
Sau đấy, tinh thần liên đới thể hiện ở một lý tưởng rất Mỹ - không hẳn là Âu Châu - rằng ta được sinh ra là để làm việc thiện. Việc thiện ấy có góp phần phát triển cộng đồng và xây dựng quốc gia sau khi dân Mỹ giành được nền độc lập. Ngày nay tinh thần ấy vẫn còn. Riêng người viết này vẫn nhớ viên Chủ tịch một doanh nghiệp Hoa Kỳ mà mình làm việc ngày xưa có khuyên là "làm gì thì vẫn dành ra 30% thời giờ cho việc công ích, đó là tôn chỉ của nhiều người tại Hoa Kỳ".

image
Trung tâm nghiên cứu của bệnh viện sẽ nhận được phần lớn nhất trích từ quỹ từ thiện $188,000,000 do cụ Jack MacDonald, qua đời ở tuổi 98, sau nhiều thập niên hoạt động từ thiện bí mật. 

Trong nhiều năm hoạn nạn vừa qua, người ta nhớ đến tỷ lệ tiết kiệm trung bình của dân Á châu là khoảng 30% lợi tức trong khi dân Mỹ xài rộng và tiết kiệm ít dần. Thật ra, họ vẫn có một "trương mục công đức" khá dày nếu ta nói theo lối duy tâm về 30% dành cho việc công ích.
     Về mặt tâm linh thì điều ấy có lẽ cũng đáng chú ý không kém lời phê phán tư bản chủ nghĩa là ích kỷ và trọng lợi.
     Từ các xã hội chụp giựt, nhiều người có thể cho rằng dân Mỹ chi tiền cho hội từ thiện là để trốn thuế. Người mắc bệnh cynic, nôm na là gian hùng vặt, thì cười khẩy rằng làm việc thiện cũng như mua sẵn vé lên Thiên đàng sau này. Ngay trước mắt thì được bớt thuế!
image
Thật ra, những người đã là triệu phú, hoặc giàu hơn ngàn lần để thành tỷ phú, thì đã thuê người lo chuyện thuế khóa và không mấy quan tâm đến việc đó khi chi tiền vào hội thiện. Họ chỉ cần là làm đúng luật. Nói cho dễ hiểu hơn, khi chúng ta vào nhà thờ hay nhà chùa mà bỏ tiền vào thùng phước sương thì có ai đợi lấy biên lai để còn khai thuế chăng?

http://danielstoica.com/DanielStoicaProd/wp-content/uploads/2011/12/Charitable-Contributions-Explained-in-an-Online-Mini-Course-Daniel-Stoica-Accounting-Professional.jpg
Vả lại, trong cảnh kinh tế khó khăn từ năm năm nay, người ta thấy rằng giới bình dân tại Mỹ vẫn chi tiền khá mạnh cho hoạt động từ thiện, mà họ không thuộc thành phần có thư ký riêng hoặc sẽ chi ly gom lại từng giấy biên nhận để khai thuế. Còn các doanh gia hay triệu tỷ phú Mỹ thì họ suy nghĩ khác khi bỏ ra cả triệu cả tỷ cho hoạt động công ích. Đáng chú ý là họ đem cho người dưng, ở tại Mỹ và trên thế giới, mà dành lại rất ít tài sản cho con cháu vì tin rằng con cháu sẽ phải phấn đấu để làm giàu và khi có tiền rồi thì cũng phải san xẻ cho người khác.

image
Ở giữa quần chúng hằng tâm ở dưới và thiểu số tỷ phú ở trên, ta không quên doanh nghiệp Mỹ cũng có ngân sách tài trợ các tổ chức vô vụ lợi. Mục tiêu có thể là quảng cáo, là xây dựng thiện cảm với cư dân ở nơi có cơ sở hoạt động, cho nên yếu tố giảm thuế chỉ là một phần nhỏ. Trong số các doanh gia quyết định về đối tượng yểm trợ của doanh nghiệp tất nhiên là có nhiều triệu phú, đôi khi họ tài trợ ngôi trường cũ và thực tế có đóng góp cho việc xây dựng hệ thống giáo dục tư thục Mỹ.
     Sau cùng, trong thành phần quần chúng bình dân Mỹ, bỏ tiền nhiều nhất cho việc từ thiện là giới bảo thủ và hay bỏ phiếu Cộng Hoà. Ngược lại các tỷ phú hằng tâm ở trên lại thiên về đảng Dân Chủ. Đấy cũng là chi tiết lạ! Mà tại sao như vậy?

http://www.baodatviet.vn/dataimages/201311/original/images1288458_trung_quoc_tang_muc_vien_tro_philippines_sieu_bao_hai_yan_baodatviet.vn_2.jpg
Dân Mỹ theo xu hướng bảo thủ, mà người ta tưởng là ích kỷ và trục lợi, thật ra lại góp tiền cho các hội thiện nhiều hơn dân Mỹ thiên tả mà ta cho là lý tưởng. Có lẽ xu hướng thiên tả thì muốn nhà nước đảm nhiệm nhiều việc công ích và phó thác chuyện đó cho nhà nước, còn phía bảo thủ thì tin rằng đó là phần vụ của từng người dân và họ xung phong đóng góp trong tinh thần tiên phong truyền thống của nước Mỹ. Trên cùng, thiểu số có tiền và đầy lòng hảo tâm thì có tham vọng làm thay đổi bộ mặt của xã hội và cả thế giới bằng thiện chí và tài sản của mình. Tinh thần "cải tạo xã hội" là đặc tính khá nổi bật của cánh tả, của đảng Dân Chủ.

http://www.religifake.com/image/religion/1212/giving-poor-shoes-unselfish-religion-1356364448.jpg
Bảo rằng người Mỹ chỉ ham làm giàu, hoặc giới bảo thủ là bọn keo bẩn thì có lẽ ta chưa hiểu gì về Hoa Kỳ!

Nguyễn Xuân Nghĩa



"You are soil, to the soil you will return."
Genesis 3:19

Read more…

Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm

12:39 AM |

" Hãy liệng bánh Ngươi nơi mặt nước, vì khỏi lâu ngày ngươi sẽ tìm nó lại ."  Truyền Đạo 11:1

image
Một khía cạnh đáng yêu của Hoa Kỳ
Bước vào năm mới, giới bình luận nhắc tới hai chuyện. Một là Tổng thống Barack Obama đã tiếp xúc và thảo luận về cách cải thiện kinh tế với giới quản trị doanh nghiệp - thuộc thiểu số 1% giàu có xấu xa mà ông thường đả kích để hốt phiếu dân nghèo. Hai là Chính quyền Obama nên mời một Tổng quản trị CEO vào gỡ rối cho chương trình Obamacare đang bị khủng hoảng...

Có chuyện thứ ba cũng nên nhắc tới, là nhiều doanh gia tỷ phú Hoa Kỳ lại là người hằng tâm, đã bỏ thời giờ, công sức và tiền bạc cứu giúp người khác, tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Khía cạnh hằng tâm của những người hằng sản là một đặc tính đáng quý của xã hội Mỹ. Mở đầu một năm mới, xin nhắc tới khía cạnh tử tế này.

image
Ngược với quan niệm của nhiều người rằng kỹ nghệ lớn nhất của Mỹ là "kỹ nghệ chiến tranh" - chữ của Tổng thống Dwight Eisenhower về thủ tục ngân sách bên trong có sự cấu kết giữa các tập đoàn kinh doanh chiến cụ và giới dân cử - thật ra kỹ nghệ lớn nhất của Mỹ chính là "từ thiện". Đó là hoạt động thiện nguyện có tính chất vị tha và nhắm vào mục tiêu công ích. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn của toàn cầu, kể cả của nước Mỹ, số tiền hoạt động của "kỹ nghệ từ thiện" vẫn vượt quá 300 tỷ đô la, cao hơn ngân sách viện trợ của chính quyền liên bang và bằng 60% ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ. Nhưng ngạch số ấy hoàn toàn là do tư nhân đảm nhiệm lấy, từ khi vận động tới khi sử dụng. 

Trong kỹ nghệ từ thiện, dĩ nhiên ta chú ý đến vai trò của doanh gia tỷ phú, đã thành công xuất sắc trên doanh trường, nhưng giàu lòng hảo tâm mà cống hiến một phần, có khi là phần lớn, tài sản của họ cho các hoạt động từ thiện.

image
Kỹ nghệ từ thiện này không chỉ có kim ngạch rất lớn mà còn ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội và nay đã ra toàn cầu. Khi nói đến "kỹ nghệ", ta để ý đến ảnh hưởng, cách tổ chức và vận hành phức tạp trong khuôn khổ luật lệ chặt chẽ. Vì hoạt động từ thiện được miễn thuế nên các hội thiện là đối tượng kiểm tra kỹ lưỡng của sở thuế liên bang lẫn những tư nhân giao tiền cho họ.

Từ khởi đầu và ở dưới lên, thì nên thấy dân Mỹ tự động chung góp rất nhiều vào sinh hoạt trong xã hội, từ lĩnh vực tư tưởng, lý luận, tôn giáo đến y tế, giáo dục và phổ biến kiến thức. Thuần về kinh tế thì ngạch số của các hoạt động từ thiện tại Mỹ đã vượt 1% Tổng sản lượng Nội địa GDP, trung bình thì gấp đôi Âu Châu và đấy là một truyền thống.

Nói về sự đóng góp tài chánh cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo, y tế hay giáo dục. Song song, họ cũng có cả ngàn "sáng hội" hay "sáng viện", là "foundations", của nhiều gia đình doanh gia. Nổi tiếng trong lịch sử thì có Ford Foundation, Rockefeller Foundation, Carnegie Foundation, MacArthur Foundation, hay J. Paul Getty Trust, v.v...

image
Từ hơn chục năm nay, người ta mới để ý đến các tên tuổi trên doanh trường như ông bà tỷ phú Bill và Melinda Gates hoặc Warren Buffet hay Georges Soros đã dành một khoản tài sản cho các hoạt động từ thiện. Trẻ nhất trong số đó là người sáng lập và Tổng quản trị mạng lưới xã hội Facebook, nhân vật Marc Zuckerberg, chưa tới 30 đã làm chủ 19 tỷ đô la và đồng ý với hai vị tiền bối là Bill Gates và Warren Buffett là trong đời mình sẽ dành ra phân nửa tài sản để tài trợ việc công ích.

image
Bill và Melinda Gates
Nhìn về nguyên thủy, chúng ta không quên rằng nước thành hình từ "thuyền nhân", những người vượt biển qua xứ lạ để làm lại cuộc đời, đa số là để tránh nạn bách hại tôn giáo từ Âu Châu. Đi tìm tự do, họ tin vào Thượng Đế ở trên đầu và tình liên đới của người tỵ nạn với nhau. Hai tinh thần sùng đạo và lân tuất là đặc tính nguyên sơ. Từ đầu thế kỷ 17, việc ba vùng đất mới được họ lập ra, là Massachussetts, Pennsylvania và Virginia, có tên là "Thịnh vượng chung" cũng hàm ý đó.

Sau đấy, tinh thần liên đới thể hiện ở một lý tưởng rất Mỹ - không hẳn là Âu Châu - rằng ta được sinh ra là để làm việc thiện. Việc thiện ấy có góp phần phát triển cộng đồng và xây dựng quốc gia sau khi dân Mỹ giành được nền độc lập. Ngày nay tinh thần ấy vẫn còn. Riêng người viết này vẫn nhớ viên Chủ tịch một doanh nghiệp Hoa Kỳ mà mình làm việc ngày xưa có khuyên là "làm gì thì vẫn dành ra 30% thời giờ cho việc công ích, đó là tôn chỉ của nhiều người tại Hoa Kỳ".

image
Trung tâm nghiên cứu của bệnh viện sẽ nhận được phần lớn nhất trích từ quỹ từ thiện $188,000,000 do cụ Jack MacDonald, qua đời ở tuổi 98, sau nhiều thập niên hoạt động từ thiện bí mật. 

Trong nhiều năm hoạn nạn vừa qua, người ta nhớ đến tỷ lệ tiết kiệm trung bình của dân Á châu là khoảng 30% lợi tức trong khi dân Mỹ xài rộng và tiết kiệm ít dần. Thật ra, họ vẫn có một "trương mục công đức" khá dày nếu ta nói theo lối duy tâm về 30% dành cho việc công ích.

Về mặt tâm linh thì điều ấy có lẽ cũng đáng chú ý không kém lời phê phán tư bản chủ nghĩa là ích kỷ và trọng lợi.

Từ các xã hội chụp giựt, nhiều người có thể cho rằng dân Mỹ chi tiền cho hội từ thiện là để trốn thuế. Người mắc bệnh cynic, nôm na là gian hùng vặt, thì cười khẩy rằng làm việc thiện cũng như mua sẵn vé lên Thiên đàng sau này. Ngay trước mắt thì được bớt thuế!

image
Thật ra, những người đã là triệu phú, hoặc giàu hơn ngàn lần để thành tỷ phú, thì đã thuê người lo chuyện thuế khóa và không mấy quan tâm đến việc đó khi chi tiền vào hội thiện. Họ chỉ cần là làm đúng luật. Nói cho dễ hiểu hơn, khi chúng ta vào nhà thờ hay nhà chùa mà bỏ tiền vào thùng phước sương thì có ai đợi lấy biên lai để còn khai thuế chăng?

Vả lại, trong cảnh kinh tế khó khăn từ năm năm nay, người ta thấy rằng giới bình dân tại Mỹ vẫn chi tiền khá mạnh cho hoạt động từ thiện, mà họ không thuộc thành phần có thư ký riêng hoặc sẽ chi ly gom lại từng giấy biên nhận để khai thuế. Còn các doanh gia hay triệu tỷ phú Mỹ thì họ suy nghĩ khác khi bỏ ra cả triệu cả tỷ cho hoạt động công ích. Đáng chú ý là họ đem cho người dưng, ở tại Mỹ và trên thế giới, mà dành lại rất ít tài sản cho con cháu vì tin rằng con cháu sẽ phải phấn đấu để làm giàu và khi có tiền rồi thì cũng phải san xẻ cho người khác.

image
Ở giữa quần chúng hằng tâm ở dưới và thiểu số tỷ phú ở trên, ta không quên doanh nghiệp Mỹ cũng có ngân sách tài trợ các tổ chức vô vụ lợi. Mục tiêu có thể là quảng cáo, là xây dựng thiện cảm với cư dân ở nơi có cơ sở hoạt động, cho nên yếu tố giảm thuế chỉ là một phần nhỏ. Trong số các doanh gia quyết định về đối tượng yểm trợ của doanh nghiệp tất nhiên là có nhiều triệu phú, đôi khi họ tài trợ ngôi trường cũ và thực tế có đóng góp cho việc xây dựng hệ thống giáo dục tư thục Mỹ.

Sau cùng, trong thành phần quần chúng bình dân Mỹ, bỏ tiền nhiều nhất cho việc từ thiện là giới bảo thủ và hay bỏ phiếu Cộng Hoà. Ngược lại các tỷ phú hằng tâm ở trên lại thiên về đảng Dân Chủ. Đấy cũng là chi tiết lạ! Mà tại sao như vậy?

image
Dân Mỹ theo xu hướng bảo thủ, mà người ta tưởng là ích kỷ và trục lợi, thật ra lại góp tiền cho các hội thiện nhiều hơn dân Mỹ thiên tả mà ta cho là lý tưởng. Có lẽ xu hướng thiên tả thì muốn nhà nước đảm nhiệm nhiều việc công ích và phó thác chuyện đó cho nhà nước, còn phía bảo thủ thì tin rằng đó là phần vụ của từng người dân và họ xung phong đóng góp trong tinh thần tiên phong truyền thống của nước Mỹ. Trên cùng, thiểu số có tiền và đầy lòng hảo tâm thì có tham vọng làm thay đổi bộ mặt của xã hội và cả thế giới bằng thiện chí và tài sản của mình. Tinh thần "cải tạo xã hội" là đặc tính khá nổi bật của cánh tả, của đảng Dân Chủ.

Bảo rằng người Mỹ chỉ ham làm giàu, hoặc giới bảo thủ là bọn keo bẩn thì có lẽ ta chưa hiểu gì về Hoa Kỳ!


Nguyễn Xuân Nghĩa
Read more…

KHÁCH SẠN 22

12:32 AM |
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổi học trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau, 1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bản xứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.    Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, Khôi An hiện là tác giả có lượng người đọc lớn nhất trên Việt Báo Online. 
Truyện này được viết từ những xúc động khi đọc hai bản tin của ký giả Mark Emmons đăng trên báo San Jose Mercury News vào cuối tháng Mười và đầu tháng Mười Một, 2013. Người viết trân trọng cám ơn ông Mark Emmons và San Jose Mercury News. Hình từ trang Web của San Jose Mercury News: Những người không nhà đang lên “Khách Sạn 22.”

Lisa choàng dậy, ngóc đầu nhìn. Xe bus vừa đi qua Palo Alto Highschool, nghĩa là chỉ còn vài phút nữa thì tới trạm. Nó gạt cái chăn mỏng sang một bên, chống tay ngồi dậy. Bên cạnh, Ba vẫn đang ngủ, đầu dựa vào cửa kính, miệng hơi há ra. Trong giấc ngủ mà trông ổng cũng như đang lo lắng chuyện gì, đôi lông mày nhíu lại. Lisa lặng lẽ xếp cái chăn rồi nhét vào túi xách dưới chân.

Đèn trong xe bật sáng, tiếng nói quen thuộc từ chiếc loa tự động phát lên “Xe bus đang vào trạm Palo Alto Transit Center, trạm cuối của tuyến đường 22. Xin mọi người chuẩn bị xuống xe.” Trong khoảnh khắc, trong xe ồn ào hẳn lên với tiếng ngáp, tiếng ho, tiếng lôi kéo hành lý, tiếng càu nhàu. Ba nó dụi mắt lia lịa, gài lại áo ấm rồi khoác mấy túi đồ đạc lên vai. Xe ghé trạm rồi từ từ ngừng lại. Người ta đổ xô ra cửa, Lisa và Ba cũng hòa vào dòng người, xuống xe.

Lisa đút hai tay vào túi áo. Tháng Mười rồi, đứng ngoài trời đêm mà không dấu kỹ thì chỉ một lát là hai bàn tay nó lạnh như nước đá. Từ xa, hai con mắt khổng lồ, vàng rực của chuyến xe đi hướng Đông đã hiện ra sau lớp sương mỏng. Lisa thở phào, nó sắp được chui vào trong xe ấm áp…

Chuyến xe về Eastridge Mall cũng gần đầy người. Như thường lệ, hai ba con Lisa nhanh chân giành được băng ghế cuối. Nó ngồi sát cửa sổ, nhìn ra ngoài. Con đường El Camino Real ở khúc này là đẹp nhất vì đi ngang qua thành phố Palo Alto, nơi nó nghe nói rằng chỉ có những người giàu kinh khủng mới có nhà ở đó. Xe đang đi dọc theo khoảng đất rộng hút mắt với những cây thông thật cao, dọc hàng rào có treo những tấm hình rực rỡ về trường đại học Stanford. Cái trường này nó biết vì mùa hè rồi trong những ngày trời nắng ấm hai ba con nó có lang thang đi bộ từ bến xe bus vô đó. Nó mê cái bãi cỏ mênh mông, xanh rờn ở phía trước tòa nhà mái đỏ ngay giữa trường, nhìn xéo qua ngọn tháp cao có cái nóc tròn trông giống như cây viết khổng lồ. Nằm ở đó nhìn lên thì trời xanh biếc, cây xanh nõn nà, nhìn chung quanh thì ai cũng tươi tốt, mạnh khỏe, tự tin. Nó nghĩ cảnh đó chắc giống như ở thiên đàng. Nó mê bãi cỏ đó đến nỗi có lần buột miệng hỏi “Ba ơi, nữa lớn con xin vô học trường này, được không Ba?” Ba nhìn nó, miệng há ra mà không nói được tiếng nào, một lát sau ổng mới thốt nên lời “Ờ…ờ…được chứ con… Con ráng hết sức thì… chắc được…” Nghe nói vậy nhưng nó không tin tưởng lắm vì điệu bộ của Ba nó giống y hệt như lần nó hỏi “Ba ơi chừng nào Mẹ về? “. Chỉ khác là hồi đó nó mới sáu tuổi và chưa hiểu “chết” nghĩa là không bao giờ về nữa.

Áp trán vào khung kính lạnh buốt và nhớ lại, nó nghĩ là muốn vô trường Stanford thì nó phải có cây đũa thần. Mà cũng chưa chắc, vì nếu cây đũa chỉ cho một điều ước thì nó sẽ ước cha con nó có một nơi để ở. Nó rất sợ thời gian ngủ lang thang trên mấy băng ghế lạnh ngắt trong những công viên tối thui. Có những đêm trời mưa lâm râm, hai ba con nó nằm ngược đầu đuôi trên băng ghế, đắp chung tấm nylon. Tiếng mưa lơi lộp độp trên nylon làm nó không ngủ được, thêm nữa nó cứ sợ ngủ quên mà trời mưa lớn thì ướt hết sách vở ở trong cái backpack gối dưới đầu. Sau mấy đêm như vậy, giờ hễ thấy trời âm u chuyển mưa là hai lòng bàn chân nó tự nhiên lạnh ngắt.

Cũng may mà hai cha con nó khám phá ra Khách Sạn 22.

Đó là cái tên mà những người không nhà đặt cho tuyến xe bus số 22.

Buổi chiều hôm đó, Lisa cứ nấn ná trên bãi cỏ xanh của trường Stanford nên tới hơn 8 giờ tối mới lên xe bus 22. Hai cha con định đi về khu phía Đông San Jose kiếm chỗ ngủ để ngày mai Ba còn đi xin việc làm ở mấy cái chợ Á châu gần đó. Lên xe, nó ngờ ngợ vì thấy xe đông hơn hẳn những chuyến bình thường, và ai cũng mang nhiều đồ đạc. Một bà ngồi ở băng ghế trước còn có cả một cái xe đẩy chất túi xách, chăn mền. Hơn hai tiếng sau, xe ghé trạm cuối ở Eastridge Mall, nó thấy phần đông khách trên xe lại xếp hàng chờ chuyến xe đi ngược lại. Lúc đó, hai ba con nó mới hỏi thăm và biết là có ba chiếc xe bus chạy vòng vòng trên tuyến đường này cho tới sáng. Từ ngày đó, hai cha con nó gia nhập Khách Sạn 22.

Đây là tuyến xe duy nhất chạy suốt ngày đêm của quận hạt Santa Clara, cũng là tuyến đông khách nhất và chạy con đường dài nhất. Bắt đầu từ Eastridge Mall ở phía Đông thành phố San Jose xe chạy qua đường Tully, quẹo trái đường King, dọc theo đường Santa Clara qua downtown San Jose, nối qua đường Alameda, lên El Camino Real, chạy qua ba thành phố Santa Clara, Sunnyvale, Mountain View trước khi vào thành phố Palo Alto rồi ghé vô trạm chót.

Bây giờ thì Lisa rành lắm rồi. Nó biết rõ đi một chuyến xe thì phải trả hai đô la. Nhưng hầu hết những người trên Khách Sạn 22 đều dùng vé tháng, mỗi tháng bảy chục đô la. Valley Transportation Authority của quận hạt Santa Clara, mà mọi người gọi là VTA, thỉnh thoảng còn cho những người không nhà hoặc những người sắp mất chỗ ở một tấm vé dùng được trong ba tháng. Mấy tấm vé miễn phí đó cũng hiếm hoi như một chỗ ngủ trong những nhà tạm trú (homeless shelter). Dù sao, chỉ tốn bảy mươi đô la mà có phương tiện đi lại và chỗ ngủ trong cả một tháng dài, đối với cha con nó lúc này, là một sự may mắn và vô cùng quan trọng.
*

Dù đã lang thang không nhà gần năm tháng, Lisa vẫn không nghĩ hai cha con nó là người homeless. Nó thấy chữ “homeless” nghe buồn bã quá, và chỉ hợp với những người chấp nhận là từ nay về sau họ sẽ không có nhà ở nữa. Ba con nó là những người “between homes”, nghĩa là đang kiếm chỗ ở.

Hồi xưa, lúc còn Mẹ, gia đình nó cũng có “home” trong một khu chung cư rất dễ thương, ở gần cái công viên thật rộng. Cuối tuần Ba tập cho nó chạy xe đạp còn Mẹ thì trải khăn trên thảm cỏ xanh rờn và nướng thịt bay mùi thơm phức. Tới giờ thỉnh thoảng nó vẫn còn nằm mơ thấy Mẹ cười thật tươi dưới tàn lá xanh lấp loáng ánh nắng công viên, và khi tỉnh dậy nó gần như chắc chắn là trong mơ nó đã ngửi thấy mùi thịt nướng.

Ngày đầu tiên nó vô lớp Một, Mẹ nó còn dắt nó đi học, còn đứng lấp ló ngó chừng, khi thấy nó không khóc Mẹ mới đi làm. Ngày Giáng Sinh năm đó nó còn vẽ tấm hình có nó, Ba, và Mẹ đánh son đỏ chót thiệt là đẹp. Vậy mà chỉ vài tháng sau Mẹ vô nhà thương. Bữa cô Cindy, em của Ba, hớt hải chạy vô xin cho nó về thăm Mẹ, cô giáo nắm tay nó và nói “Poor baby” (tội nghiệp cưng). Đó là lần đầu tiên nó thấy Ba khóc, nước mắt chảy ròng ròng. Và đó cũng là lần chót Mẹ mở mắt ra nhìn nó.

Sau đó Ba con nó dọn về ở chung với cô Cindy và chú Ben. Những chuyện xảy ra trong vài năm sau khi Mẹ mất, Lisa chỉ nhớ lác đác, tựa như đầu óc nó lạc trong một giấc ngủ dài sau khi Mẹ ra đi. Nhưng những chuyện gì đã nhớ thì nó nhớ rõ, thí dụ như là nó mới vô lớp Bốn thì Ba bị đau lưng. Chú Ben nói tại Ba làm cực, khiêng nặng mà không đeo thắt lưng bảo vệ. Ba bịnh chưa hết thì chú Ben mất việc làm. Ngày chú tìm được việc làm ở xa, hai cô chú và mấy đứa con phải dọn đi. Cô Cindy ôm hôn nó và nói “Con ráng ngoan nha”. Giọng cổ nghẹn ở mũi, nó nghĩ cổ nói vậy để khỏi khóc chứ ở chung mấy năm trời, cổ biết lúc nào nó chẳng ngoan.

Từ đó, hai cha con dọn một qua căn phòng nhỏ xíu. Ba vẫn đau lưng rề rề. Ba thuờng phải nghỉ làm, nằm một mình trong căn phòng đóng cửa tối mờ. Một ngày kia đi học về nó thấy trước nhà dán một phong thư. Đem vô đưa Ba coi, Ba không nói tiếng nào. Mãi đến khi ăn xong bữa tối Ba mới lấy thùng dọn đồ đạc vô và nói mình không có trả tiền nhà tháng rồi, chủ nhà gởi thư bắt dọn đi.

Bữa đầu hai cha con tới Commercial Street Inn ở San Jose. Sau khi đứng chờ ở một hàng dài, tới phiên hai cha con nó, cô thư ký lắc đầu:

- Ở đây là nơi tạm trú của các bà mẹ có con nhỏ.

Ba nó nài nỉ:

- Con tôi cũng nhỏ nhưng mẹ nó chết rồi. Cô làm ơn!

Cô ta vẫn lắc đầu:

- Mỗi phòng có bốn, năm đàn bà, con nít ở chung, làm sao tôi cho ông vô? Mà không có ông, ai chịu trách nhiệm cho con bé?

Thấy cha con nó ngần ngừ, ngơ ngác, không biết đi đâu, cô thư ký thương tình cho nằm đỡ dưới đất ngay trong phòng chờ đêm hôm đó. Hôm sau hai cha con lại dắt nhau đi.

Ba dắt nó vô thư viện coi nhờ Internet và xin tài liệu để đi tìm những shelter (nhà tạm trú) khác. Được bà coi thư viện tốt bụng in ra cho một danh sách các shelter trong quận Santa Clara con Lisa mừng quá. Nhìn thấy tới mười chỗ trong danh sách, nó chắc là cha con nó sẽ tìm được một nơi ở tạm vài tuần. Nhưng coi vậy mà không phải vậy…

Tuần lễ đó, hai cha con nó chỉ được ngủ trong shelter có hai ngày vì ở đâu cũng đầy người, nếu tới sau sáu giờ thì chắc chắn không còn giường trống. Có những shelter chỉ dành riêng cho những người bị bệnh tâm thần, và chỉ có một shelter dành cho gia đình chịu cấp phòng cho cha độc thân và con nhỏ. Có lần nó hỏi tại sao quận Santa Clara có tới hai chỗ cho những người mẹ có con nhỏ mà không có chỗ nào dành cho cha với con nhỏ, cô thư ký suy nghĩ một chút rồi nói:

- Bởi vì hầu hết những người có con nhỏ đến nhờ giúp đỡ đều là đàn bà. Em thông minh lắm, nhưng rất tiếc tôi không giúp được em. Người ta đặt ra những chương trình để phục vụ số đông. Cha con em là trường hợp đặc biệt.

Nó thấy buồn nhưng chỉ nắm tay Ba và trả lời: Vâng, cha của con là người rất đặc biệt.

Chỉ có một câu vậy thôi mà cả hai người lớn, cha nó và cô thư ký, đều chớp mắt như muốn khóc.

Trong mấy tháng cha con nó ngày nào cũng vô thư viện tìm thêm tài liệu về những shelter rồi đi xin khắp nơi. Nhờ đọc nhiều nên nó biết được là cứ mỗi đêm ở trong quận Santa Clara có tới hơn năm ngàn người không nhà cần chỗ ngủ. Mỗi shelter thường chỉ có mấy chục phòng, và có những nơi chỉ mở cửa vào mùa Đông. Hèn gì mà cha con nó thường phải ghi tên chờ tới phiên, có khi cả mấy tuần mới được.

Thời đó, cứ sau bữa ăn trưa là hai cha con lo tìm chỗ ngủ. Đi mấy chuyến xe bus mới tới nơi, người ta hết chỗ, đứng ngẩn ngơ vài phút rồi lại ráng đoán xem chỗ nào còn chỗ, leo lên xe đi tiếp. Rồi đêm xuống, vẫn còn ngoài đường, hai cha con thất thểu dắt nhau kiếm tòa nhà nào có chút mái che và sáng sủa cho đỡ nguy hiểm, rồi ráng quấn chăn cho ấm và ráng ngủ. Có nhiều đêm nó biết Ba sợ cho nó, bắt nó nằm vô sát vách rồi lấy chăn trùm kín mít. Vậy mà khi nó giật mình thức giấc vẫn thấy Ba mở mắt nằm thao thức.
*

Từ khi có Khách Sạn 22 làm nơi trú mỗi đêm, Lisa thấy đời sống của nó khá hơn nhiều.

Lúc đầu nó hơi khó ngủ vì xe cứ chạy rung rung rồi lại thắng ken két. Mỗi lần tới trạm loa phóng thanh còn phát tiếng nhắc nhở làm nó giật mình hoài. Những khi không ngủ được nó ngồi ngắm các hành khách. Lúc đầu khuya còn có những người đi làm ca đêm hoặc đi chơi về trễ. Những người này có vẻ vội vã, họ thường chăm chú bấm lia lịa trên điện thoại di động trong suốt chuyến xe. Qua hai giờ đêm, xe chỉ còn toàn là những người đi xe mà không có chỗ đến như cha con nó. Họ ngồi gật gù trong giấc ngủ chập chờn hoặc nằm co ro trên các băng ghế. Rồi nó cũng từ từ nằm xuống, gối đầu lên chiếc backpack, và thiếp đi.

Sau vài tuần nó đã quen. Nó có thể ngủ say nhưng luôn thức dậy khi xe tới bến chót, rồi lại ngủ tiếp trên chuyến xe ngược lại.

Điều làm Ba nó mừng nhất là trên xe bus an toàn. Về phần nó, nó thích nhất vì Khách Sạn 22 giúp mọi chuyện trở nên đều đặn. Mỗi sáng nó đi xe tới trường học, chiều về đón xe bus tới thư viện ở đường Alum Rock học bài. Tới giờ thư viện đóng cửa thì nó đi bộ qua tiệm Goodwill ngay gần đó. Tiệm này là nơi bán đồ cho người nghèo, những ngày Ba không đi xin việc thì ổng làm không có lương ở đây.

Những người lái xe chuyến 22 đều biết rõ là nhiều người không nhà dùng chiếc xe làm nơi ngủ nhưng họ không làm khó dễ. Chỉ cần những “hành khách đi không bao giờ tới” này tuân theo luật lệ, không ăn uống, hút thuốc, xả rác, hay làm ồn ào trên xe. Ông Tom, một trong những người lái xe, có lần nói:

- Đối với tôi, những người không nhà cũng như mọi hành khách khác. Nếu họ có vé thì họ được đi xe. Thường thường họ đều là người tốt, chỉ đang gặp khó khăn.

Thoát khỏi nổi lo lắng về chỗ ngủ đeo đuổi suốt ngày, Lisa học giỏi hơn trước. Có lẽ nhờ ngày nào cũng học trong thư viện nên năm nay nó đạt nhiều điểm cao nhất. Từ khi khai trường vô lớp Năm, nó thường xuyên được điểm A. Lần đi họp phụ huynh về, Ba nó ôm nó thật chặt rồi nói “Ba thiệt không dám tưởng tượng là con giỏi vậy!”

Bạn bè nó không ai biết là nó không có nhà, có lẽ vì hai cha con nó luôn giữ sạch sẽ, gọn gàng. Ngày nào sau giờ học nó cũng tới một trung tâm sinh hoạt cộng đồng có hồ bơi và phòng tắm cho người đi bơi. Nó hòa vô đám người đó tắm rửa rồi giặt quần áo, vắt khô bỏ vô bịch, sau đó trải một tấm nylon phơi lén ở cái bãi đậu xe đằng sau Goodwill.

Từ hồi tháng Chín, mỗi sáng khi xuống xe ở trạm gần trường, nó đều gặp một cặp vợ chồng với một đứa con trai nhỏ đón xe ở đó. Đứa bé chắc đang học lớp Một, giống như nó thời còn Mẹ. Lần đầu tiên nó nhìn họ từ trên xe bus, bà mẹ đang cúi xuống gài lại áo lạnh cho thằng bé. Không hiểu sao nó thấy cái cử chỉ đó, cái dáng điệu đó, giống in như mẹ nó ngày xưa. Lần đó, sau khi xuống xe, nó chậm bước nhìn họ cho rõ. Từ đó, lần nào gặp họ nó cũng phải nhìn, vừa nhìn vừa thầm mong cái buồn buồn xốn xang trong bụng đừng hiện ra trong con mắt. Có lẽ vì nó nhìn họ hoài, họ cũng nhớ mặt nó. Gần đây, ngày nào hai bên cũng nói Hello chào nhau. Thỉnh thoảng có ngày không gặp họ, nó cảm thấy chút gì như là mong nhớ…

Một đêm cuối tháng Mười, trên Khách Sạn 22 xuất hiện vài khuôn mặt lạ. Họ tự giới thiệu là phóng viên của báo San Jose Mercury News, nghe nói về nơi này và muốn tìm hiểu thêm. Lisa không muốn nhắc đến chuyện không có nhà nên kéo chăn che mặt, làm bộ ngủ. Ba chỉ miễn cưỡng trả lời vài câu hỏi và không đưa tên tuổi gì hết.
*

Lá phong trên hàng cây dọc con đường Alameda đã đổi màu, cửa kính của các nhà hàng đã xuất hiện hình vẽ gà tây bên cạnh những trái bí rợ. Màu cam, màu đỏ của mùa lễ làm Lisa thấy buồn buồn. Cái vui vẻ, ấm áp của người ta làm nó chợt nhớ rằng lâu lắm rồi nó không được nhìn thấy một nồi súp đang bốc khói, trên cái lò cháy đỏ, trong một căn bếp. Nơi mà các gia đình quây quần ăn bữa tối…

…Thứ Bảy, buổi sáng trời nắng ấm. Hai cha con nó xuống xe ở đường Santa Clara rồi đi bộ tới công viên Cesar Chavez. Có một nhóm người đang phát những thức ăn nóng tại đó. Nghe nói có súp đậu, gà nướng, khoai tán, và cả bánh nhân bí đỏ nữa. Những món ăn tuyệt vời, chỉ nghĩ thôi mà đã phát thèm! Nó nắm tay Ba nối đuôi xếp hàng, và háo hức chờ đợi. Chỉ còn năm, bẩy người nữa là tới phiên nó.

Bỗng tim nó thót lại!

Nó vừa nhìn thấy bà-mẹ-của-thằng-bé mà nó gặp hàng ngày đang tươi cười đứng trong đám múc đồ ăn cho đoàn người không nhà. Nó lôi Ba tách khỏi hàng, quay ngoắt đi, vội vàng như chạy trốn. Ba nó vừa rảo bước theo vừa hỏi “Sao vậy? Cái gì vậy? Lisa?” Nó không nói gì, chỉ cắm đầu đi. Qua một khúc quẹo, khi biết chắc là bà ta không thể thấy hai cha con nó, Lisa mới đứng lại. Rồi tự nhiên nó thấy giận. Giận vì mình không có nhà, giận vì mình sợ người ta biết, giận vì mình đã làm Ba mất một bữa ăn ngon. Nó bật khóc nức nở…

- Lisa, con ăn đi!

Tiếng Ba nó nhắc nhở làm nó trở về hiện tại. Nó đang ngồi trong một nhà hàng sang trọng ngay trung tâm thành phố San Jose, đối diện với ông Sam, bà Nancy, và thằng bé Danny (bây giờ nó đã biết tên của họ.) Ánh mắt của bà Nancy thật là vui và ấm áp. Nhưng nó vẫn thấy ngại ngùng, thắc mắc không hiểu tại sao họ cất công mời Ba và nó đi ăn. Không lẽ bà Nancy đã thấy nó bỏ chạy từ đoàn người xếp hàng xin thức ăn hôm nọ, và muốn đền bù cho hai cha con một bữa?

Sáng hôm qua, thứ Sáu, Ba và nó cũng mỉm cười chào gia đình thằng bé như mọi ngày. Bỗng ông Sam tiến tới bắt tay Ba rồi nói:

- Chào ông. Tôi là Sam, đây là vợ tôi, Nancy, và cháu trai Daniel. Chúng ta biết nhau khá lâu rồi, hôm nay tôi muốn được hỏi tên ông và cháu gái.

- Chào ông bà. Tôi là John, con gái tôi là Lisa.

Sau vài câu trao đổi, họ mời cha con nó đi ăn vào ngày mai. Ba nó cũng rất ngạc nhiên, ấp úng từ chối. Nhưng họ thuyết phục mãi, và bây giờ cha con nó đang ngồi đây.

Dù sao những món ăn trên bàn cũng quá hấp dẫn, và vẻ cởi mở, ân cần của hai ông bà cũng không có dấu hiệu gì đáng lo. Lisa bắt đầu cắn vào miếng thịt gà vàng rộm và mỉm cười với thằng bé Danny.

Khi Lisa vét xong muỗng kem tráng miệng cuối cùng, bà Nancy ngồi thẳng lên. Bà nhìn Lisa, rồi nhìn Ba, rồi nói:

- Cách đây hai tuần tôi thấy hình ông và cháu Lisa trên báo San Jose Mercury News.

Lisa nghe máu chạy một cái rần lên mặt. Nó không biết mặt nó đang đỏ bừng hay tái mét. Bên cạnh nó, Ba cũng có vẻ sững sờ. Hai cha con mở to mắt nhìn những người phía bên kia bàn.

Bà Nancy phác một cử chỉ như muốn nắm lấy tay nó. Bà tiếp tục nói, thật dịu dàng:

- Tôi có đưa bài báo đó cho nhà tôi coi. Ổng là giám đốc chương trình của một cơ quan thiện nguyện tên là Dịch Vụ Về Chỗ Ở Vùng Vịnh, và tôi là giáo sư ở trường Đại Học San Jose. Chúng tôi muốn giúp ông và cháu rời khỏi chiếc xe bus 22. Từ đó tới nay, chúng tôi đã gọi cho những người quen biết và tìm được một nơi có thể giúp ông và cháu. Thứ Hai, mời ông tới văn phòng….
*

Bây giờ hai cha con Lisa đã được cấp một căn phòng tại một nơi tạm trú cho các gia đình đang gặp khó khăn. Trong thời gian ở đây, Ba nó được đi học những lớp dạy nghề, và người ta hứa sẽ giúp Ba đi kiếm việc.

Mỗi khi nghĩ lại, Lisa thấy có nhiều việc liên hệ với nhau một cách diệu kỳ. Không biết có phải Mẹ đã đưa đẩy cho nó quen được những người tốt bụng để họ giúp đỡ cha con nó hay không.

Bây giờ ước mơ của nó là khi lớn lên sẽ làm giám đốc chương trình giúp đỡ nhà cửa cho người nghèo, giống như người ân nhân của nó. Khi đó, nó cũng có thể làm điều kỳ diệu cho những đứa bé không nhà khác, những đứa bé mà nó biết là có rất nhiều ở khắp nơi. Nó tin là nó sẽ làm được, chỉ cần ráng học thật giỏi và quyết tâm.

Và Lisa còn học được một điều mới nữa trong thời gian nương náu trên Khách Sạn 22.

Rằng, có những người thật sự có chiếc đũa thần, nhưng khi mới gặp mình không thấy được.

Bởi vì, chiếc đũa đó, họ cất ở trong tim.

Khôi An

Read more…

Hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời không như mơ

11:04 PM |
Nữ nhà văn Mỹ Hellen Keller đã từng nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày.”
Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ - Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.
Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn có thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu, đó là hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đứng trên đôi chân của mình để đi. Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước thì hãy chớ vội nản lòng, khó chịu bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân….

Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người - Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này, hãy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này.

Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ - Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều. Sống là động nhưng lòng không dao động.
Mỗi sớm mai thức dậy việc đầu tiên mà ta phải làm là hãy nở một nụ cười thật tươi để trả lại cho cuộc sống đã cho ta được sinh ra trên cuộc đời này, có được một đôi chân vững chãi để bước đi, có được một đôi tay lành lặn để ôm ấp những người mà ta yêu thương, có được một đôi mắt sáng để nhìn ngắm thế giới xung quanh, có được niềm tin và nghị lực trong mỗi chặng đường đời để cảm thấy mình hạnh phúc dù ở trong hoàn cảnh nào. Hãy biết nâng niu và trân trọng từng phút giây mà bạn đang có để biết yêu thương được đong đầy như thế nào trong cuộc đời mình.

HIỆN TẠI CỦA BẠN ĐANG LÀ MỘT NIỀM MƠ ƯỚC CỦA NHIỀU NGƯỜI, XIN HÃY TRÂN TRỌNG VÀ SỐNG TRỌN VẸN NGAY THỰC TẠI, BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY

Nữ nhà văn Mỹ Hellen Keller









Read more…

Hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời không như mơ

11:04 PM |
Nữ nhà văn Mỹ Hellen Keller đã từng nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày.”
Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ - Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.
Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn có thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu, đó là hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đứng trên đôi chân của mình để đi. Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước thì hãy chớ vội nản lòng, khó chịu bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân….

Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người - Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này, hãy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này.

Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ - Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều. Sống là động nhưng lòng không dao động.
Mỗi sớm mai thức dậy việc đầu tiên mà ta phải làm là hãy nở một nụ cười thật tươi để trả lại cho cuộc sống đã cho ta được sinh ra trên cuộc đời này, có được một đôi chân vững chãi để bước đi, có được một đôi tay lành lặn để ôm ấp những người mà ta yêu thương, có được một đôi mắt sáng để nhìn ngắm thế giới xung quanh, có được niềm tin và nghị lực trong mỗi chặng đường đời để cảm thấy mình hạnh phúc dù ở trong hoàn cảnh nào. Hãy biết nâng niu và trân trọng từng phút giây mà bạn đang có để biết yêu thương được đong đầy như thế nào trong cuộc đời mình.

HIỆN TẠI CỦA BẠN ĐANG LÀ MỘT NIỀM MƠ ƯỚC CỦA NHIỀU NGƯỜI, XIN HÃY TRÂN TRỌNG VÀ SỐNG TRỌN VẸN NGAY THỰC TẠI, BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY

Nữ nhà văn Mỹ Hellen Keller









Read more…

Xuân về nhớ một bài hát

11:04 PM |
Đỗ Xuân Tê

Trong công trình sáng tác đồ sộ hơn 50 năm của một nhạc sĩ hải ngoại, gồm trên 200 ca khúc, phải nói Nhật Ngân là người hay viết những bài ca về mùa xuân mà nội dung thế nào cũng nói đến cái Tết cổ truyền của dân tộc Việt, một tập tục gợi nhớ những ngày xuân khi đất trời giao hòa nhà nhà xum họp mừng vui cho cuộc sống bước vào năm mới.
Một trong những bài hát được quần chúng hâm mộ nhất là bài Xuân này con không về và thực sự bài này đã đi vào huyền thoại. Ca khúc một thời không chỉ được hát để thể hiện tâm tư của những anh lính xa nhà vì hoàn cảnh chiến tranh không thể về thăm mẹ thăm em vui xuân với bà con chòm xóm như những tháng năm thanh bình thuở trước, mà bài hát còn theo chân những người con tha hương sau chiến tranh dắt díu nhau ra hải ngoại để rồi mỗi khi tết đến xuân về lại nức nở sụt xùi  nhớ mẹ nhớ em trong  phút giao thừa khói hương lan tỏa.
Bài hát đã để lại dấu ấn khá đậm đà trong lòng những người xa xứ khi thế hệ thứ hai ở hải ngoại vẫn còn biết nghe hoặc biết hát trong các dịp họp mặt  mừng Xuân tìm về tình tự dân tộc của những người con mang dòng máu Việt. Chẳng thế mà nơi vùng tôi ở, một hội thánh CĐPL  tuy nhỏ nhưng mỗi năm khi tổ chức văn nghệ Tết cho tín hữu và bà con cộng đồng người Việt tại đia phương, thiếu gì thì thiếu nhưng không thể thiếu bài ca huyền thoại này.
Lại càng vui khi tại quê nhà bài hát tuy không cho phép chính thức nhưng vẫn được quần chúng thính giả sau chiến tranh công khai xử dụng và cùng nhau chia sẻ mỗi khi đất trời vào xuân. Nói cho ngay, bài hát mang sắc thái phi chính trị như nói hộ nhiều điều thể hiện niềm thương nỗi nhớ cho bất cứ thân phận nào do hoàn cảnh vì cuộc sống vì sinh kế phải xa quê xa gia đình, cuối năm không thể về thăm cha thăm mẹ để sưởi ấm lại tình thương, để cùng nhau nhâm nhi chút mứt gừng, ăn chút bánh tét bánh chưng trong ba ngày tết, có gần thì cũng kẻ trong nam người ngoài bắc, người thành thị kẻ dưới quê, còn xa thì tận mãi đông Âu, xứ Nga, xứ Hàn, Đài loan, Campuchia, Lào, Thái…, chưa kể dòng người gốc Việt xuất dương di tản sau chiến tranh đang sinh sống khắp năm châu bốn bể.
Là người làm công tác văn nghệ  cùng ngành với Nhật Ngân khi anh bị động viên vào quân ngũ, tôi chưa thấy bài hát nào được thính giả yêu cầu hát nhiều lần trong mỗi dịp xuân về trên làn sóng phát thanh truyền hình miền nam,  trên các sân khấu ca nhạc lớn nhỏ, trong các chuyến lưu diễn nơi tiền đồn, xã ấp, rồi các đơn vị đóng quân nơi rừng sâu núi thẳm, hải đảo xa xôi, các tụ điểm bến xe bến phà nhà ga sân bay bến cảng, nói chung từ tiền tuyến đến hậu phương, từ làng quê lên phố thị đâu đâu cũng nghe văng vẳng tiếng hát của các nghệ sĩ nổi tiếng một thời trong đó phải kể ca sĩ Duy Khánh, người thể hiện thành công nhất bài hát này, đặc biệt vào những chiều cuối năm lan tỏa sang những ngày đầu xuân. Có điều trớ trêu là xuân về thì chỉ mong xum vầy đoàn tụ, vợ trẻ mong chồng, mẹ già mong con, con thơ ngóng bố, em gái hậu phương trông anh trai tiền tuyến, người yêu quê nhà chờ bạn tình xa…ai lại đi hát đi nghe những ca khúc nội dung chia phôi lỗi hẹn vào những giây phút đã không vui mà nuớc mắt lại trào?
Nhưng rồi ra ai cũng hiểu khi đất nuớc còn chiến tranh quê hương còn khói lửa thì mấy ai, mấy gia đình hưởng trọn được niềm vui?  Cho nên Nhật Ngân như hiểu được tâm trạng này nên anh đã viết lên ca khúc mà âm điệu thì lắng sâu ray rứt, ca từ thì mộc mạc chân quê, ai hát cũng được ai nghe cũng mủi lòng. Tôi nhớ một lần đi lưu diễn bên Lào và Thái lan đầu thập niên ’70,  hồi ấy chưa có chuyện di tản vượt biên hay lao động xuất khẩu, mà khán giả chỉ là những bà con mình tha phương cầu thực trên đất khách, nhiều người đã khóc khi nghe hai bài hát Đêm Đông và Xuân này con không về. Cho đến nay dù bốn mươi năm đã qua, nhưng bài hát vẫn được hát và cảm xúc thì chẳng bao giờ vơi đối với những thân phận xa quê mỗi dịp xuân về.
Nhớ lại bài hát của Nhật Ngân, ta cũng lại đồng cảm với tâm trạng của người nhạc sĩ tài hơa  không chỉ viết về mùa xuân này, một mùa xuân dành cho những nhân thân nơi cõi tạm quê nhờ, mà thực sự anh luôn mơ tới một  mùa xuân vĩnh cửu, nơi không còn ghen ghét hận thù, nơi chẳng còn sinh ly tử biệt, một  chốn bình yên một ‘thiên đường này anh mơ ước bao lâu’ như chính anh đã viết trong bài Một mai giã từ vũ khí, ngẫu nhiên trùng hợp với  ước vọng của những người có đức tin khi mơ về nơi trời mới đất mới, nơi Đức Chúa Trời sẽ ở giữa loài người, Ngài sẽ lau ráo hết  nước mắt cho chúng sinh, sẽ không có sự chết, cũng chẳng còn than khóc, đau đớn nữa (Khải Huyền 21: 4).
Qua  sự nghiệp sáng tác, nhiều người tưởng Nhật Ngân là chàng trai xứ Huế, nhưng biết anh, tôi xin được bổ sung thêm về quê quán của anh, mà cũng là tác giả bài Tôi đưa em sang sông,  anh gốc người Thanh hoá, có sống ở Huế một thời gian không lâu, nhưng gắn bó nhất với thời trai trẻ vẫn là quê hương Quảng nam-Đà nẵng, một vùng đất anh luôn ôm ấp như chính những người con xứ Quảng cũng nhiệt tình đón nhận thương mến anh, và nếu nghe lại bài ca, ‘Quảng nam quê ta ơi’ anh sáng tác riêng cho vùng đất địa linh nhân kiệt này thì mới hiểu hết tình quê xứ Quảng nơi anh.

Đỗ Xuân Tê



Read more…

The Suitcase

12:05 AM |


A man died, when he realized it, he saw God coming closer with a suitcase in his hand.
- God said: Alright son its time to go.
- surprised the man responded: Now? So soon? I had a lot of plans...
- I'm sorry but its time to go.

- What do you have in that suitcase? the man asked.
- God answered: Your belongings.
- My belongings? you mean my things, my clothes, my money?
-God answered: Those things were not yours they belonged to the earth.

- Is it my memories? the man asked.
-God answered: those never belonged to you they belonged to Time

- Is it my talents?
-God answered: those were never yours they belonged to the circumstances.

- Is it my friends and family?
-God answered: I'm sorry they were never yours they belonged to the path.

- Is it my wife and son?
- God answered: They were never yours the belonged to your heart.

- Is it my body?
- God answered: that was never yours it belonged to the dust.

-Is it my soul?
God answered: No that is mine.

Full of fear, the man took the suitcase from God and opened it just to find out the suitcase was empty.
- With a tear coming down his cheek the man said: I never had anything???
-God answered: that is correct, every moment you lived were only yours. Life is just a moment. a moment that belongs to you. For this reason enjoy this time while you have it. Don't let anything that you think you own stop you from doing so.
-Live Now
-Live your life
- Don't forget to be happy, that is the only thing that matters.
- Material things and everything else that you fought for stay here.
-YOU CAN'T TAKE ANYTHING

Share this reflection with anyone you know or appreciate. Enjoy every second you live.
Read more…