Những “Nhà độc tài” trong Hội thánh

1:31 PM |
Đỗ xuân Tê

Cách đây bảy năm , tôi được đọc một lá thư gởi các tín hữu trong giáo hạt nhân ngày cuối năm của một người lãnh đạo Liên Hiệp Hội CĐPL Thái bình Dương (Pacific Union), Mục sư Tom Mostect.  Giáo hạt này cũng là một địa phận có nhiều hội thánh đa sắc dân, trong đó có cộng đồng CĐPL người Việt mình.

Lá thư không dài, chỉ hơn một trang đánh máy, nhưng xúc tích và cô đọng chủ yếu tập trung vào mấy vấn đề ưu tiên nhằm kêu gọi tín hữu vì sự tồn tại và phát triển của các hội thánh, chúng ta phải làm gì trong năm mới để khắc phục và bước tới.

Tôi đã có dịp quay lại để đọc nôi dung (đăng trên tinhưu.net) gần như mỗi năm, một phần vì ấn tượng với lối đặt vấn đề thẳng thắn và văn phong ngắn gọn của Mục sư Hội trưởng (qua bản dịch sắc sảo của NTNL), phần vì các vụ việc nêu lên vẫn còn tồn đọng hoặc diễn ra nhãn tiền trong sinh hoạt các hội thánh CDPL  bất kể ranh giới địa lý hay sắc tộc nào trên địa cầu. 

Lá thư có nêu 4 trọng điểm mà người đứng đầu liên hiệp hội có dịp quan sát khi tiếp xúc với thuộc viên của các hội thánh. Ông nhấn mạnh chính ‘nếp sống của chúng ta là niềm phấn khởi cho những người quanh mình, hay cũng có thể là lý do làm cho người quanh mình nản chí’. Ông cũng nói nếu cách chúng ta sống mà có thể làm người khác bỏ đạo, thì xin các tín hữu đừng coi thường những quan sát  mà ông liệt kê trong lá thư.


1.  Thiếu người,  gần như hội thánh nào cũng gặp vấn nạn này. Nhưng thực chất còn nhiều thành viên không chịu tham gia hoặc có thái độ thụ động trong các công việc của hội thánh. Chính vậy mà tiềm năng của tập thể và ta-lâng của cá nhân chưa được tận dụng và khai thác.

2.  Những cánh cửa khép kín xuất phát từ khái niệm cho rằng công việc truyền giảng và chứng đạo không phải là những họạt động ưu tiên cần thiết cho một hội thánh muốn phát triển, mà chủ yếu chỉ cần chăm lo cho sinh hoạt tâm linh dành cho các thành viên.


3.  Trung tín, vấn đề dâng hiến và tiền phần mười vẫn chưa được tín hữu quan tâm đúng mức làm chậm tiến trình đầu tư vào công việc Chúa , địa phương nói riêng, toàn cầu nói chung.
4.  Những nhà độc tài, tiểu đoạn này xin trích nguyên văn: 
     Tôi quan sát thấy có một số Hội thánh để cho một thiểu số nhiều khi thiểu số ấy có thể chính là các vị mục sư làm mọi quyết định và giữ trọn quyền cai quản đường lối của hội thánh. Điều này xảy ra được vì nhiều người nghĩ rằng mình không muốn làm người mang sự xào xáo đến trong hội thánh, hay dám đặt câu hỏi với những người độc đoán. Sự làm thinh hay không lên tiếng của người tín hữu sẽ đưa đến những nhà độc tài cai trị hội thánh. Với các hội thánh này, ma quỉ không cần phải làm việc cực nhọc, nó chỉ cần cám dỗ và ảnh hưởng một người cầm đầu là nó chiếm được toàn hội thánh Chúa.

“Không một cá nhân nào được tự đặt mình lên làm kẻ cai trị, lạm dụng quyền của Chúa, để cai trị anh em mình, hoặc làm theo ý mình. (Hội thánh) không được để chỉ có MỘT người trở thành quyền lực cai trị (hội thánh). (Ellen G. White, Christian Leadership, trang 33)

Đối với đại đa số tín hữu luôn quan tâm với sinh hoạt hội thánh chắc sẽ đồng thuận với người lãnh đạo hiệp hội về những quan sát  ông liệt kê và kêu gọi ưu tiên chỉnh sửa.  Riêng kẻ viết bài này phần nào ngỡ ngàng khi nhân danh một tôi tớ Chúa ông dám nêu thẳng có ‘những nhà độc tài’ (dictators) nắm trọn quyền cai quản đường lối và hoạt động trong một số hội thánh địa phương.

Danh xưng ‘nhà độc tài’ tự thân là một đại từ mang nghĩa xấu, ám chỉ những kẻ vì quyền lợi của cá nhân mình hay lợi ích của phe nhóm mình đã thu gọn quyền hành trong tay, khuynh đảo mọi lãnh vực của đời sống, thông qua các tay chân của mình để đàn áp, áp đặt, lọại bỏ các đối tượng muốn góp ý, muốn xây dựng, cụ thể nhắm vào những người có tài, có tâm không chịu về phe hoặc làm ngơ với cái ác, cái tiêu cực.

Thật khó hình dung sao lại có thể có những loại người này trong nơi thánh đường, trong chốn tâm linh tự thân vốn là một tập thể con dân của Chúa hội tụ lại để cùng nhau ăn năn và tôn vinh danh Chúa. Nhưng xét cho cùng thì hiện tượng có những người độc đoán, lạm dụng quyền lực trong sinh hoạt hội thánh không phải là không có cơ sở, nhất là ở những nơi người ta cứ sợ, ‘vạch áo cho người xem lưng’ (câu nói của một bà thuộc hội thánh tôi quen khi trách cứ một tín hữu dám lên giáo hạt tường trình về hành động vô cảm và độc đoán của một tôi tớ với bạn đồng công từ xa tới xảy ra cách đây mấy năm tại nam Cali).

Trở lại lời nhắn gởi thiết tha và chí tình của một người lãnh đạo có hoài bão muốn xây dựng và lành mạnh hóa các hội thánh Chúa, không gì tốt hơn và thiết thực hơn, trong vai trò tín hữu, chúng ta hãy mạnh dạn góp ý, khuyên bảo nhau, thậm chí cầu nguyện cho cả những người đang sa vào sự cám dỗ của quyền lực để không xảy ra hiện tượng mà người chị em Sister  White đã cảnh báo, ‘Không được để chỉ có MỘT người trở thành quyền lực cai tri hội thánh’.

Đỗ Xuân Tê 
Read more…

Viết về hai nhà tiến sĩ họ Ngô

8:32 AM |


Đỗ Xuân Tê

Từ những năm đầu của thâp niên ’50 thế kỷ trước người ta hay nhăc nhiều đến dòng họ Ngô cũng vì dòng họ này đã sản sinh ra một tổng thống cho nền đệ nhất Cộng Hòa và một người con dâu có tên Trần Thị Lệ Xuân đóng vai trò đệ nhất phu nhân cho người anh của chồng vì ông này không có vợ. Bà Lệ Xuân trở thành một khuôn mặt phụ nữ nổi bật có vẻ đẹp sắc sảo làm tăng nét duyên dáng của chiếc áo dài hở cổ do chính bà tạo kiểu, đồng thời cũng là một mệnh phụ đầy quyền lực được báo chí Việt nam và Mỹ ngày ấy luôn chú ý không hẳn do sự hấp dẫn bề ngoài mà lại do lưỡi bà quá sắc hay có những lời phát ngôn xúc phạm các đối thủ chính trị của chồng bà (cố vấn Ngô Đình Nhu) và anh chồng Bà (tổng thống Ngô Đình Diệm), đặc biệt khi nổ ra cuộc đấu tranh của phong trào quần chúng muốn loại bỏ chế độ hồi 62-63.
Bà Trần Lệ Xuân có bốn người con là Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Thủy và Ngô Đình Lệ Quyên.

Tôi không bàn khía cạnh chính trị ở đây nhưng lại có vài suy nghĩ  tản mạn về hai nguời con gái của bà, Ngô đình Lệ Thủy, cô chị, Ngô đình Lệ Quyên, cô em. Tôi biết mặt và có dịp gặp cô chị vài lần khi chúng tôi là những sinh viên của Đại học Văn khoa Sài gòn đầu thập niên ’60. Do vấn đề an ninh cô luôn bị các mật vụ hạn chế sự giao tiếp với các đồng bạn , chỉ trừ vài người cả nam lẫn nữ trong phong trào Thanh Sinh Công ( một tổ chức  thân hữu thanh niên sinh viên công giáo). Khác với tính cách của mẹ, cô có nét đẹp thùy mị, vừa học giỏi, ngoan đạo vừa tế nhị kín đáo. Cô hay đóng góp vào  quỹ từ thiện của phong trào (bằng tiền xin của mẹ) và trong lối giao tiếp không hề tỏ lộ cô là cháu tổng thống hoặc bà mẹ sắc sảo của mình. Chúng tôi rất buồn khi biết cô bị tử nạn trong một tai nạn giao thông tại Paris mấy năm sau ngày nhà Ngô sụp đổ.

Bà Quyên có nét giống cha hơn người chị cũng qua đời vì tai nạn giao thông

Cũng tại một thành phố Âu châu 44 năm sau, cư dân thủ đô Ý (Rome) xôn xao về một tai nạn đường phố khi một xe gắn máy cọ quẹt vào chiếc xe bus chở học sinh, người phụ nữ khoảng trung niên  do không đội mũ bảo hiểm đã bị tử thương. Nhưng đây không phải là tin tai nạn bình thường mà cái chết của người phụ nữ đã gây xúc động và sự chú ý của dự luận thành Rome, từ các giới chức cao cấp trong chính phủ đến thị trưởng thành phố, từ các hồng y viên chức tòa thánh đến các bạn đồng môn, trí thức La Mã. Tên người ấy là Ngô đình Lệ Quyên, một tiến sĩ Luật gốc Việt đang làm việc cho cơ quan Caritas, một tổ chức từ thiện uy tín của tòa thánh La Mã.
Báo chí hải ngoại cũng đã viết nhiều về cô không phải vì cô là con út của ông bà Ngô đình Nhu, nhưng vì cô đã làm vinh dự cho phụ nữ gốc Việt tại hải ngoại khi cô có một sở học vừa cao vừa uyên bác, lại dùng nó làm phương tiện để bảo vệ cho quyền lợi của những người di dân nghèo trên đất Ý, có thể có cả người Việt mình. Các cống hiến nghiệp vụ của cô và tấm lòng cảm thông nỗi bất hạnh của những người kém may mắn trong xã hội đã được các giới chức cao cấp của nước Ý, đất nước tạm dung khi cô theo mẹ đến đây từ khi 4 tuổi, nhìn nhận và đánh giá cao. Dù cô không xin nhập quốc tịch Ý và muốn giữ nguyên căn cước gốc gác của mình, hệ lụy đã làm cô không thể trở thành giáo sư luật tại các đại học của Ý, nhưng vinh dự thay cô đã được tổng thống Ý dựa trên đề nghị của bộ trưởng nội vụ đặc cách cấp quốc tịch Ý cho cô trong tư cách một di dân đã có nhiều cống hiến cho quốc gia sở tại.
Tôi càng khâm phục hơn khi cô yêu và lấy một người chồng Ý, cô vẫn đặt tên cho con trai duy nhất của mình mang họ mẹ là Ngô đình Sơn, một đứa cháu ngoại mà bà Lệ Xuân rất yêu và hãnh diện.  Cũng chuyện quốc tịch, tôi đã có bài tiểu luận, ‘Tôi là người Việt nam’ (đăng trên Việt Báo) bàn về cách xưng hô làm sao cho phù hợp với tư cách vừa là công dân đất nước tạm dung vừa gìn giữ bảo tồn được cái căn cước gốc Việt của mình, để một khi mang quốc tịch mới vì những lý do riêng tư của từng cá nhân nhưng không hề chối bỏ gốc gác về quê hương bản quán.

Từ trường hợp cá biệt của tiến sĩ Ngô  đình Lệ Quyên bất giác tôi liên tưởng đến một nhà trí thức khác, cũng họ Ngô nhưng sanh trưởng tại Hà nội. Ông là một tiến sĩ trẻ của ngành toán học, được nhà nước gửi đi du học tại Pháp. Hai năm trở lại đây, ông được báo chí Việt nam và quốc tế ca ngợi khi giới toán học thế giới đã trao cho ông giải FIELDS, một giải thưởng danh giá được coi như Nobel về Toán dành cho những ai có đóng góp xuất sắc cho ngành toán học. Lẽ ra thì vinh dự này phải thuộc về ông và những người đồng hương đồng bào của ông, Việt nam nói chung, nhưng điều làm người ta ngạc nhiên khi trong dòng lý lịch của người nhận giải, tiến sĩ Ngô Bảo Châu  lại được kể là công dân của Cộng Hòa Pháp! Tổng thống Pháp Sarkozy đã gửi điện mừng và hãnh dện về người công  dân của mình và mới đậy giaó sư Ngô Bảo Châu đã được nuớc Pháp tặng huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh, một danh dự cao nhất dành cho những ai làm vẻ vang cho Pháp quốc. Tất nhiên trước một vinh dự lớn của một trí thức người Việt, một người họ đã đào tạo từ trong nước thì nhà nước Hà nôi cũng không bỏ lỡ cơ hội, cũng gióng trống  khua chiêng, ôm ấp đứa con yêu của nuớc Việt XHCN và dành những hình thức tưởng thưởng cao nhất cho tiến sĩ Bảo Châu về thành tựu xuất sắc này.


Câu chuyện ở đây là tại sao tiến sĩ Ngô Bảo Châu mang hộ chiếu và quốc tịch Pháp, và dưới con mắt các bè bạn và đồng nghiệp của ông nơi ông hiện nay đang giảng dạy tại Mỹ (University of Chicago) thì ông là người Pháp gốc Việt chứ không phải là người thuần Việt như  lúc ông mới rời Hà nội ra đi.

Không cần phải chờ đợi để được lý giải, người tiến sĩ toán thẳng thắn cho biết ông đã lấy song tịch, có nghĩa là hai quốc tịch vừa Pháp vừa Việt. Sao lại phải làm như vậy. Ông thật thà cho biết ông vẫn yêu tổ quốc ông, ông vẫn là người Việt, nhưng sở dĩ ông tự nguyện xin vào quốc tịch Pháp một phần là nghĩa cử muốn cám ơn các giáo sư Pháp đã bảo trợ và dạy dỗ ông và lý do thứ hai (nghe thực dụng hơn) là ông muốn dùng passport của Pháp để dễ dàng đi lại một khi ông phải trao đổi các kiến thức và thành tựu toán học với đồng nghiệp trên toàn thế giới, kể cả dùng quốc tịch này để dễ được thu nhận vào các viện nghiên cứu toán học danh giá của Mỹ và các nuớc phát triển châu Âu.

Thú thật tôi chẳng cần thắc mắc thêm, chỉ có suy nghĩ là hai tiến sĩ trẻ gốc Việt , một nam một nữ, một sanh đẻ Hà nội, một khai sanh Sài gòn, nhưng khi thành đạt họ đã có lối hội nhập với xứ sở tạm dung  qua hai cách nhìn khác nhau, qua hai trải nghiệm không giống nhau, một mang tính thực dụng, một nặng tính bảo thủ, nhưng nói cho cùng thì cả hai nhà trí thức họ Ngô bằng công sức và quyết tâm của mình đã đem sở học và tấm lòng dâng hiến phục vụ cho khoa học và tha nhân làm hãnh diện lây cho những người đồng hương đồng xứ, trong đó có cả tôi và những người Việt tha hương.

Đỗ Xuân Tê
(Cali tháng tư nhìn lại) 



Gia đình Bà Ngô Đình Nhu:
 
* Cha: Luật sư Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ
* Chồng: Ngô Đình Nhu, Cố vấn của Tổng thống
Các con:
* Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, 57 tuổi, lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái)
* Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles, Bỉ
* Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968
* Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý tuy có chồng người Ý. Con trai 9 tuổi mang họ mẹ trên giấy tờ là: Ngô Đình Sơn.

Cựu Đệ nhất Phu nhân Việt Nam Cộng Hoà bà Ngô Đình Nhu - nhũ danh Trần Lệ Xuân qua đời ngày 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở thủ đô Roma, Ý.
Read more…

Hoài Nhớ Một Dòng Sông…

7:44 PM |
Hình sông Giô-đanh do Ms Phạm Minh Hoàng vẽ  cho H San Jose. Ms Hoàng đồng ý cho TL Tăng T Thi chụp lại gởi về HT Túy Loan họa lớn treo kế h Báp-tem.

Đỗ Xuân Thảo

    Đầu những năm ’60, ai đi qua ngã tư Phú nhuận về miệt Gò vấp đều thấy một ngôi thánh đường của một đạo mà họ biết không phải là đạo Công giáo. Có người thì bảo đây là nhà thờ Tin Lành vì cũng có cây thánh giá.  Ít năm sau khi người Mỹ hiện diện đông đảo ở Sài gòn và miền Nam thì ngôi nhà thờ này được người ta biết nhiều và gọi tên là nhà thờ Cơ đốc.
    Lúc này tôi đang là người ngoại đạo, cũng như đa số dân Sài gòn biết đến nhà thương Cơ đốc nhiều hơn là nhà thờ Cơ đốc,  nghe tiếng về bác sĩ và điều dưỡng của nhà thương nhiều hơn là tìm hiểu về đạo Cơ đốc và tín đồ cùng danh xưng.
    Có điều lạ là ngôi nhà thờ với lối xây cất hài hòa, không nguy nga hoành tráng, chẳng phức tạp cầu kỳ, dù dãi dầu với Sài gòn hai mùa mưa nắng nhưng chẳng hề xuống cấp, nét kiến trúc không cổ không tân như vẫn tiệp màu với thời gian, dù ẩn mình trên con lộ càng ngày càng tấp nập nhưng vẫn giữ được nét im ắng trang nghiêm của một nơi thờ phượng mà cư dân sau này quen gọi là nhà thờ Phú Nhuận.
    Nhiều năm sau khi vật đổi sao dời, hình ảnh ngôi thánh đường lại gợi nhớ trong tôi khi vợ con cho biết gia đình đã theo Chúa từ khi tôi ra Bắc. Vì sợ kiểm duyệt nên chỉ vắn tắt cho biết là đi ‘nhà thờ Phú nhuận’, một địa danh mà vợ tôi biết tôi còn nhớ và để tôi ngầm hiểu không phải là Công giáo mà là đạo dạy dỗ tín đồ dựa theo Kinh Thánh.
    Gần cuối thập niên ’80, tôi trở về hội nhập với xã hội mới cũng là những ngày làm quen với hội thánh và từng bước  giác ngộ trở về với đạo. Lần này được  bước vô nhà thờ nhìn ngắm bên trong, không còn là kẻ bên lề chỉ ngó qua mặt tiền ngôi thánh đường mỗi khi có việc đi ngang.
    Cảm xúc gây ấn tượng mạnh trong tôi (như có lần đã viết trong lời chứng “Có Một Dòng Sông”  trên tinhưu.net) là bức tranh đặt ngay chính diện trên hồ báp-têm, mà ai đó đã khắc họa một cách tài tình cảnh dòng sông Giô-đanh với vẻ tươi mát của bầu trời trong xanh, mặt sông tràn chảy, cây lá trổ bông thấm đậm hai bờ gợi nhớ hình ảnh sông nước sự sống’trong sách Khải Huyền, khiến mỗi lần có lễ báp-têm, bức tranh tự thân như toát lên cảnh cửa trời mở ra, Đức Thánh Linh ngự xuống và ân tứ tha tội được tuôn đổ dư dật trên những linh hồn trở về với Chúa.
    Sáu thập niên sau ngày thánh đường được xây cất với sơ đồ kiến trúc nguyên thủy dưới sự quán xuyến của Mục sư tiền bối Phạm Thiện, người ta đã đập bỏ hoàn toàn và xây dưng nên một ngôi thánh đường mới trên nền đất cũ. Tôi có theo dõi trên mạng tiến trình xây cất với cảm xúc vui buồn lẫn lộn. mừng vì từ nay bà con tín hữu sẽ có chỗ nhóm họp khang trang hơn, sức chứa sẽ rộng rãi hơn, tiện nghi sinh hoạt sẽ thuận lợi hơn, tương xứng với tầm vóc của một Hội thánh phát triển bước sang đầu thiên niên mới. Nhưng lòng cũng thấy buồn vì hình ảnh ngôi thánh đường thân thương ngày ấy sẽ chỉ còn đọng lại như một hoài niệm khó phai.
    Năm 2008 vợ con tôi có về thăm quê hương, tất nhiên cũng là dịp thăm lại hội thánh xưa, nơi mà mấy mẹ con trong cảnh chồng cha xa nhà đã nương tựa và sinh hoạt. Sang lại Mỹ, tôi có hỏi ngay ngôi nhà thờ mới có ‘đẹp’ không. Mấy mẹ con xem ra không phấn khởi lắm, tôi lại hỏi thêm (có phần ngây thơ) chắc bức tranh trên hồ báp-têm vẫn được giữ lại như xưa, câu trả lời dứt khoát là không.
    Năm năm sau, cũng vào những ngày tháng tư, bà con tín hữu trong ngoài nước  bàn tán và vui mừng khi đọc tin lễ cung hiến và khánh thành ngôi nhà nguyện của một hội thánh nhỏ trên dải đất miền Trung vùng Túy loan (Quảng Nam). Độc đáo cũng là xây dựng lại trên nền đất cũ, trùng hợp cũng là có lịch sử xây cất nguyên thủy và đóng góp liên quan đến người tôi tớ năm xưa và như một phép lạ phiên bản ngôi thánh đường Phú nhuận đã được tái tạo y trang qua những bàn tay khéo léo của thơ mộc thợ nề, người vẽ kiểu, cùng tấm lòng của bà con tín hữu và ban trị sự HT Phú Hòa. Tôi có đọc bài, ‘Khi Chúa làm phép lạ’  đăng trên mạng nói lên sâu sắc về niềm tự hào của bà con và người đầu đàn là Truyền Đạo Nguyễn thị Hồng Hải khi hoàn tất mỹ mãn công trình độc đáo này.
    Phần tôi lòng như được an ủi khi thấy xuất hiện bức tranh trên hồ báp-têm, không hiểu ai vẽ nhưng cảnh tượng về một dòng sông thuộc linh làm tôi hoài nhớ khi thấy Mục sư Nguyễn Xuân Sơn từ Mỹ về đang làm phép báp-têm cho một tín đồ mới cũng như chính ông đã từng chủ lễ cho tôi khi tiếp nhận Chúa cách đây đúng 25 năm.

Đỗ Xuân Thảo   
viết tặng bà con tín hữu Phú Hòa

Photo

 
Có  Một  Dòng Sông...
     Quê hương ta giàu đẹp vì từ ngàn xưa vốn là một vùng sông nước. Châu thổ sông Hồng, giao lưu cùng sông Đà, sông Đáy từng là cái nôi văn minh của giống nòi Đại việt. Tiếp đến sông Hương, sông Mã, sông Gianh tạo nên các biến thiên của thời đại  trải dài xuống miền trung nước Việt. Rồi những người đi mở đất phương Nam đưa lãnh thổ lan xuống vùng đất Mũi có sông Tiền sông Hậu đem phù sa về vun đắp cho đồng bằng sông Cửu. Mỗi miền mỗi vẻ, trải qua thăng trầm của lịch sử, các dòng sông vẫn là chứng nhân kiên trì gắn bó với người dân Việt qua bao thế hệ, đem lại miếng cơm manh áo, nguồn nước trong xanh, tô bồi tưới tiêu cho ruộng đồng bát ngát. Rồi theo thời tiết, trong mùa lũ tràn, nước nổi, các mạch sông cũng có lúc cuồng sôi, thác đổ gây cảnh đói kém cho bà con trăm họ, nhưng đa phần các dòng chảy đều mang lại sự tươi mát thanh bình chứa chan những kỷ niệm êm đềm cho bao tâm hồn từ thuở ấu thơ đến tuổi về chiều.

     Quả thực, mỗi con người Việt nam , phải nói ai lớn lên đều ít nhiều cũng có kỷ niệm ấp ủ về một dòng sông, hoặc một thời làm quen với sông nước. Ký ức của những ngày lũ lụt, những mùa nước nổi, những bến phà, những chiếc cầu, cây đa bến cũ, con đò năm xưa cùng những  ấn tượng về các cuộc hẹn hò giao lưu thơ ấu, bắt cá ven sông, trồng ngô đất bãi, thả diều trên đê...gợi nhớ những điệu hò miền nam, những câu chèo miền bắc, những khúc hát Nam giao cùng tiếng ru con ời ợi của các bà mẹ ven sông đã là những âm hưởng không thể nào quên cho những người con dù xa quê biệt xứ.


     Khi liên tưởng gợi nhớ về những dòng sông quê hương thì nhìn lại trong cuộc sống thuộc linh mỗi người trong chúng ta không ai xa lạ với một dòng sông mà từ thời Môi-se đã được coi như biểu tượng của một nguồn phước hạnh, đó là ‘dòng sông Giô-đanh’, một dòng sông chảy từ phía bắc Ga-li-lê thoải xuống vùng đồng bằng Mô-áp gần Biển chết, một nguồn nước  huyết mạch nuôi sống nhiều dân tộc thuở ban sơ mà trải qua cuộc hành trình 40 năm trong đồng vắng, dân sự của Y-sơ-ra-ên phải vượt qua sông này mới tiến vào được vùng đất hứa. Sách Cựu ước Giô-suê đã ghi lại phép lạ Đức chúa Trời làm ra khi Ngài cho dòng sông rẽ ra tạo một khoảnh đất khô cho mỗi bước đi của các thầy tế lễ khiêng hòm giao ước và mười hai hòn đá đại diện cho mười hai chi phái đã được thu nhặt từ dòng sông này như là một kỷ niệm đời đời cho phép lạ vượt sông.

     Sang thời kỳ Tân ước, sông Giô-đanh do những thuận lợi về mặt đia lý, nên các tụ điểm hai bên bờ sông dọc vùng Ga-li-lê trở thành địa bàn hoạt động rao truyền sứ điệp ăn năn cho kẻ dọn đường cho Chúa Giê-su là Giăng Báp-tít khi ông chọn dòng sông làm nơi rửa tội cho các môn đệ biết quay về với Đấng Tạo Hóa. Nhưng ơn phước lớn nhất tràn chảy về mặt thuộc linh thì phải kể khi dòng sông này được chính Đức Chúa Giê-su đặt chân thăm viếng, rồi như để  cho Lời kinh thánh được trọn, chính Ngài đã để cho Giăng Báp-tít làm phép báp-têm cho mình dù Giăng chỉ là tôi tớ từng thú nhận ‘không đáng xách giầy cho Ngài’. Phép báp-têm đã trở thành phép lạ diệu kỳ khi “Chúa Giê-su vừa ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu , đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” (Ma-thi-ơ 3: 16,17)Từ đó phép báp-têm trở thành thiêng liêng vì khi dìm mình xuống nước là biểu tượng tội lỗi được tha, và khi ra khỏi nước mỗi kẻ có tội trở thành con người mới trong Chúa.


     Nhân nhớ lại những ngày đầu tin Chúa, kẻ viết bài này ghi nhận một hình ảnh gây ấn tượng mạnh mỗi khi bước chân vô nhà thờ hội thánh trung ương Phú nhuận là bức tranh đặt ngay chính diện trên hồ báp-têm , mà ai đó đã được ơn khắc họa một các tài tình nhằm khái quát cảnh sông Giô-đanh với vẻ tươi mát của bầu trời trong xanh, mặt sông tràn chảy, cây lá trổ bông thắm đậm hai  bờ gợi nhớ sinh động hình ảnh ‘sông nước sự sống’ trong sách Khải huyền, khiến mỗi lần có lễ báp-têm, bức tranh như toát lên tựa như cảnh cửa trời mở ra, Đức thánh Linh ngự xuống và ân tứ tha tội được tuôn đổ trên những linh hồn vừa trở về đầu phục Chúa. Dòng sông phước hạnh với ân tứ thiêng liêng mang dấu ấn của hình bóng ‘báp-têm thiêng liêng’, nơi một lần con Đức Chúa Trời qua thân phận làm người đã từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại dòng sông nầy đặng chịu người làm phép báp-têm.

     Cũng nhân tản mạn về những dòng sông, người viết xin liên hệ để chia xẻ với quý ông bà anh chị em một trải nghiệm đáng nhớ về lần làm phép báp-têm tại hội thánh đầu đời. Sau khi học xong phần giáo lý, Mục sư De và vợ con tôi khuyên tôi làm phép báp-têm để trở thành hội viên chánh thức của hội thánh. Nhưng tôi vẫn chần chờ, lấy cớ muốn học thêm phần giáo lý, nhưng thâm tâm ngại bị gò bó về một số giới luật của đạo.

     Đưa đẩy thế nào, chỉ còn một đêm trước ngày có lễ báp-têm, tôi thao thức suy nghĩ, chợt liên tưởng đến bức tranh vẽ cảnh tươi mát của dòng sông Giô-đanh trên hồ báp-têm, tự nhiên tôi hình dung như ‘cửa trời mở ra’ và có cảm giác là nếu chần chờ ‘cửa sẽ đóng lại’. Sáng sớm hôm sau, tôi thuật lại với vợ tôi và người con gái lớn (là hai người nữ hết lòng đưa tôi về đạo). Hai mẹ con tức tốc tới nhà Mục sư Sơn, người chủ tọa hội thánh, xin cho vào danh sách báp-têm ngay trong đợt này.

     Sau những ngày gian nan, có hai lần  vì mừng mà tôi bật khóc, lần trở về xum họp với gia đình, và lần này sau khi xưng nhận đức tin. Một lần như được sống lại, một lần như được tái sanh. Giọt nước mắt lần trước như đánh dấu sự khép lại của đoạn đời do cha mẹ sanh ra, giọt nước mắt lần sau như trút bỏ đắng cay để mở đầu cuộc đời có Chúa.

     Nay viết lại  kỷ niệm về những dòng sông, lòng nhớ ra riết quê hương của một thời đất nước điêu linh, nhưng cũng được an ủi vì có lời hứa về một quê hương vĩnh cửu, nơi không còn nước mắt, không có sự chết , không còn than khóc, đau đớn nữa...(Khải huyền 21: 4)

      Những ai còn chần chờ, xin nhớ lại ‘Có một dòng sông...’

Đỗ Xuân Thảo
Hội thánh CĐPL Hải ngoại



Read more…

Ánh Trăng Khuya - Nhạc & Lời: Mai Đằng - Tiếng hát: Lại Khánh

8:40 AM |
Trăng khuya - Crescent moon night 


 

---

     " We only have One Mom, One Mommy,
One Mother in this World, One life.
Don't wait for the Tomorrow's
to tell Mom, you love her "

-- Author Unknown --
WONDERFUL MOTHER

God made a wonderful mother,
A mother who never grows old;
He made her smile of the sunshine,
And He moulded her heart of pure gold;
In her eyes He placed bright shining stars,
In her cheeks fair roses you see;
God made a wonderful mother,
And He gave that dear mother to me
.
-- By Pat O'Reilly --
Love me now
----oOo---  
If you are ever going to love me,
Love me now, while I can know
The sweet and tender feelings
That from true affection flow.

Love me now
While I am living.
Do not wait until I'm gone
And then have it chiseled in marble,
Sweet words on ice-cold stone.

If you have tender thoughts of me,
Please tell me now.
If you wait until I am sleeping,
Never to awaken,
There will be death between us,
And I won't hear you then.

So if you love me, even a little bit,
Let me know while I am living,
So I can treasure it.


--Robert Paul Moreno--


Read more…

Em Tôi

7:15 PM |

         Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngôì ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.
      Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ  Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ  ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn. Năm em vừa tròn năm tuổi thì mẹ cho em vào mẫu giáo, tôi cũng trở lại trường, đám bạn cũ của tôi nay đã hơn tôi hai lớp, ngồi xung quanh tôi bây giờ là những khuôn mặt lạ, kém tôi hai, ba tuổi. Tôi là học trò lớn nhất và học khá nên được làm trưởng lớp. Gần cuối năm học lớp nhì, tôi nói với mẹ lên xin thầy Hiệu trưởng cho tôi được thi nhảy tiểu học. Thầy bằng lòng. Tôi cắm cúi học luyện thi và kết qủa là tôi đã đỗ được bằng tiểu học năm đó.
     Vào lớp đệ thất trường Trần quốc Tuấn, tôi tiếp tục học ngày, học đêm, năm đệ ngũ tôi thi nhảy một lần nữa lấy bằng trung học.  Đến niên học đệ tam thì tôi đã bắt kịp đám bạn cũ, tôi hân hoan nhập bầy chung với đám bạn ngày xưa. Đây là giai đoạn mà tôi cần tiền để mua sách học và may thêm quần áo, thời tiểu học và trung học đệ nhất cấp thì mặc sao cũng được, nhưng bây giờ đã lên đệ nhị cấp rồi, đã bắt đầu biết đỏ mặt khi nhìn những đứa con gái trường nữ, thỉnh thoảng đã biết theo bạn tập uống cafe, phì phà điếu thuốc. Tiền mẹ cho không đủ, tôi bắt đầu công việc kèm trẻ tư gia để kiếm thêm tiền. Học trò của tôi là mấy cô cậu đệ thất đệ lục, nghĩa là cũng chỉ bé thua tôi vài tuổi.
      Ba mẹ con tôi vẫn ngày ngày đi về căn nhà nhỏ, căn nhà vẫn không thay đổi một chút nào từ ngày bố bỏ mấy mẹ con để ra đi. Hết năm đệ tam, tôi nộp đơn thi Tú Tài phần nhất. Tôi đậu bình thứ. Một lần nữa, mọi người ngạc nhiên, nhưng tôi biết sức học của mình, tôi biết mẹ buôn bán tảo tần, tôi thấy những năm tháng gần đây mẹ trở bệnh hoài, mỗi sáng mẹ lục đục dậy thật sớm nấu cơm để dành cho anh em tôi, rồi lặng lẽ mang đôi quang gánh lên vai, những tối ngồi trâm ngâm bên ánh đèn dầu nhìn anh em tôi học bài và những đêm khuya mẹ trở mình húng hắng ho. Tôi thương mẹ và em đến ứa nước mắt, và càng thương mẹ thương em, tôi càng học như  điên, như  cuồng. Tôi ước gì Bộ Giáo dục cho tôi thi hai bằng tú tài cùng một lúc. Nhìn mái tóc mẹ đã lớm chớm sợi bạc, nhìn lưng mẹ mỗi ngày mỗi như còng xuống, nhìn hai vai gầy của mẹ mà lòng quặn đau, và cứ thế, tôi vùi đầu vào sách vở…
     Em đã bắt đầu tuổi lớn, đã bắt đầu tuổi mộng mơ con gái, đã bắt đầu bước vào “tuổi ngọc”, nhưng tội nghiệp, biết nhà mình nghèo, biết mẹ mình buôn thúng bán bưng, biết anh mình vẫn chiều chiều đi kèm trẻ kiếm thêm tiền và cặm cụi học đốt giai đoạn cho chóng thành tài. Biết thế nên em ít khi nào xin mẹ, xin anh tiền may áo mới, hai chiếc áo dài trắng đủ cho em thay đổi. Em lớn lên thiếu tình của bố, nên tôi “quyền huynh thế phụ”.  Nhiều lúc nhìn mẹ, nhìn em, tôi vẫn không hiểu tại sao bố lại đành đoạn dứt áo ra đi.
      Tôi thi đỗ Tú Tài toàn phần năm 18 tuổi, và ra Huế học Đại học Văn khoa. Mẹ ở một mình với em ở Đà nẳng. Mỗi cuối tuần, tôi theo xe đò về thăm mẹ và em, đến sáng thứ hai trở lại trường.  Ở Huế, tôi tiếp tục công việc kèm trẻ tư gia. Với số tiền nhỏ nhoi kiếm đuợc, tôi phụ mẹ một ít nuôi em. Qua sinh nhật thứ 13 của em mấy tháng, một chiều mẹ bỏ buổi chợ, về nhà than nhức đầu, tưởng là cảm nhẹ, mẹ sai em cạo gió và nấu cho mẹ bát cháo hành.  Khuya đó mẹ lên cơn sốt, lảm nhảm nói mê, sáng hôm sau em nghỉ học chở mẹ vào nhà thương và nhờ người nhắn tin ra cho tôi ở Huế.
Lật đật trở vào Đà nẳng bằng chuyến xe đò chót. Trời tối đã lâu, không kịp ăn uống, từ bến xe tôi đi thẳng đến bệnh viện. Trong căn phòng nhỏ, dưới ánh đèn vàng mờ đục, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, còn em đang ngồi ngủ gà ngủ gật cạnh giường.  Đứng yên lặng nhìn mẹ xanh xao bất động, và khuôn mặt thơ dại của em, trong giấc ngủ hai khoé mắt vẫn còn long lanh giọt lệ, tôi nghe lòng mình quặn thắt. Đánh thức em dậy, em ngơ ngác dụi mắt vài giây. Nhận ra tôi, em nhào tới ôm chầm và oà lên khóc, em cho hay là từ lúc đưa mẹ vào đây, mẹ chỉ tỉnh lại một vài phút vào khoảng giữa trưa, sau đó mẹ hôn mê trở lại. Tôi an ủi em, rồi cùng em ra văn phòng bệnh viện. Cô y tá trực cho hay mẹ bị đứt một tĩnh mạch ở đầu. Tôi bàng hoàng như bị ai nện một nhát búa vào ngực. Cô y tá bùi ngùi nhìn em, đôi mắt xót xa… Tối đó, anh em tôi cùng ở lại với mẹ, em mệt mỏi, nên chỉ một thoáng là đã ngủ say. Trong giấc ngủ mệt nhọc, thỉnh thoảng em ú ớ mẹ ơi, mẹ ơi rồi nức lên mấy tiếng. Tôi nghe như dao cắt trong lòng. Suốt đêm không ngủ, tôi cứ ngồi nhìn mẹ nằm im lìm và bên chân mẹ em ngủ chập chờn. Tôi tự nhủ thầm với mình đừng khóc, đừng khóc… nhưng sao nước mắt vẫn cứ trào ra, một tay ve vuốt bàn tay xanh xao của mẹ, một tay nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em, tôi để mặc cho hai giòng nước mắt chảy nhạt nhoà trên má.
      Mẹ thở hơi cuối cùng lúc năm giờ sáng, mẹ không tỉnh lại để trăn trối với hai con một lời gì. Mẹ đi trong yên lặng. Tôi nắm bàn tay mẹ và thấy tay mẹ lạnh dần. Tôi đánh thức em dậy. Hai anh em hôn lên trán mẹ giã từ. Em vuốt mắt mẹ. Mắt mẹ nhắm hờ. Em ôm chặt hai tay mẹ, ủ vào lòng mình miệng kêu lên nho nhỏ: mẹ ơi, mẹ ơi… Em khóc lặng lẽ, áp mình vào ngực mẹ nước mắt em tuôn ràn rụa làm ướt đẫm cả vạt áo mẹ bạc màu.  Những tiếng kêu nghẹn ngào của em như những viên đạn bắn thẳng vào tim, tôi ngồi bất động nhìn mẹ, nhìn em, lòng đau như muối xát. Tội nghiệp mẹ tôi, tội nghiệp em tôi. Em mới mười ba tuổi…
      Chôn mẹ xong, tôi bỏ học. Còn lòng dạ nào mà học nữa. Nhưng em thì phải trở lại trường. Bán đi căn nhà nhỏ xiêu vẹo và gom tóm tất cả vốn liếng của mẹ để lại, tôi đưa hết số tiền cho mẹ của Minh, một người bạn thân tôi. Minh có Hân, cô em gái cùng tuổi, cùng lớp với em. Tôi gửi em đến đó ở và đi học với Hân, cũng may, bố mẹ Minh coi anh em tôi như con. Tôi dặn dò em đủ điều. Số tiền tôi gởi cho mẹ. Minh đủ để trả tiền ăn ở của em trong hai ba năm. Tôi còn đưa thêm cho em một ít để em mua sách vở, may áo quần, tiêu vặt. Tôi ôm em và hứa với lòng, hứa với vong hồn mẹ là sẽ lo lắng, sẽ bảo bọc em cho đến trọn đời.
      Tôi vào trường Võ Bị Đà Lạt năm 20 tuổi, lương sinh viên sĩ quan ít ỏi, tôi tiết kiệm không dám xài nhiều, để dành gởi về cho em mỗi tháng. Tôi dặn em viết thư mỗi tuần kể cho tôi nghe chuyện học hành. Tôi bắt em hứa là không bao giờ dấu tôi một điều gì dù nhỏ bé. Em ngoan ngoãn vâng lời. Mỗi năm tôi được về phép một lần, hai anh em quấn quýt không rời. Tôi đưa em đi thăm mẹ. Chúng tôi lặng yên cầm tay nhau quỳ bên mộ mẹ, nước mắt lưng tròng. Em lớn lên và ngày càng giống mẹ. Cũng khuôn mặt và cái nhìn nhẫn nhục, cũng đôi mắt xa xăm buồn hiu hắt. Bình thường em rất ít nói, có lẽ không cha, mồ côi mẹ quá sớm và anh lại ở xa đã làm em rụt rè. Cũng may, bên cạnh em vẫn còn có Hân. Lễ mãn khoá của tôi, em và Hân cùng lên tham dự, lúc này, em đã thi đỗ vào trường Sư phạm Qui Nhơn, hai năm nữa em sẽ trở thành cô giáo, tôi hãnh diện giới thiệu em và Hân với các bạn mình. Nhìn dáng em thẹn thùng e ấp, tôi thấy lòng mình rạt rào thương em. Tôi thầm gọi mẹ, mẹ ơi, hai con của mẹ đã trưởng thành và đã nên người.
      Ra trường, tôi chọn binh chủng nhảy dù, có lẽ cũng chỉ vì tôi thích màu mũ đỏ. Em vào học và ở nội trú trong trường sư phạm. Tôi thấy mình yên tâm hơn. Mỗi tháng, tôi vẫn gửi về cho em một nửa tiền lương lính của mình để trả tiền phòng, tiền ăn. Tôi biết con gái cần nhiều thứ hơn con trai, như áo quần, son phấn… Em vẫn viết thư cho tôi mỗi tuần như em đã làm trong mấy năm qua. Em kể chuyện học hành, chuyện bạn bè, em lo sợ là tôi đi tác chiến nhỡ có ngày bố con gặp nhau ở chiến trường, làm sao nhận ra nhau, em không nói thêm, nhưng tôi cũng hiểu, tên đạn vô tình, nếu nhỡ….
      Hai năm em học Sư Phạm trôi qua thật nhanh. Em bây giờ đã là một cô giáo trẻ. Em được đổi về dạy tại một trường tiểu học gần thị xã Phan Rang. Em thuê nhà chung với hai cô giáo khác. Mỗi ngày ba cô giáo ngồi xe lam đi đến lớp, chiều về cả ba cùng quây quần nấu nướng. Em viết thư cho tôi và khoe có quen với Tuấn, một sĩ quan Hải quân đồn trú ở Phan Rang. Em khen Tuấn hiền lành, ít nói. Em kể thêm là Tuấn chỉ còn có mỗi một mẹ già. Chiến tranh ngày thêm khốc liệt, đơn vị tôi hành quân liên miên, có khi cả năm chúng tôi mới được về hậu cứ một lần. Tôi bị thương hai lần trong cùng một năm.
      Tôi dấu em, không cho em biết sợ em lo lắng. Trong những tuần lễ nằm bệnh viện và ở hậu cứ dưỡng thương, tôi bắt đầu viết bài đăng trên các báo và tạp chí. Tôi kể lại những trận đụng độ kinh hoàng giữa đơn vị tôi và giặc Cộng, tôi kể lại những “kỳ tích” của bạn tôi, của Mễ, của Lô… Sau một lần bị thương nhẹ ở tay, tôi lấy mấy ngày phép ra Phan Rang thăm em. Em mừng rỡ ôm lấy anh, nhưng khi thấy cánh tay băng bột em xót xa bật khóc. Tôi an ủi em là biết đâu sau chuyến bị thương này tôi sẽ được về làm việc hậu cứ.  Ngày hôm sau, nghe tin, Tuấn đến thăm. Thoạt nhìn, tôi đã có cảm tình với Tuấn, đúng như em nói, Tuấn trông rất hiền lành. Trong suốt tuần lễ ở Phan Rang, em vẫn phải đi dạy, nhưng may là có Tuấn, mỗi ngày Tuấn tới chở tôi đi ăn sáng, trưa Tuấn và tôi lang thang ra chợ bạ gì ăn đó đợi giờ ba cô giáo đi dạy học về. Buổi tối, em đi ngủ  sớm, Tuấn ngồi lại nói chuyện với tôi cho tới khuya. Bên ly cà phê, tôi kể cho Tuấn nghe chuyện của mình. Những hình ảnh yêu dấu, xót xa như một cuộn phim cũ quay chầm chậm. Tôi rưng rưng kể lại ngày mẹ mất. Tuấn lấy tay chùi mắt, trong đêm tối, tôi thấy mắt Tuấn long lanh…
      Bảy ngày phép cũng trôi nhanh. Tôi trở về Sài Gòn, lòng cảm thấy vui và nhẹ nhàng vì đã có dịp gặp Tuấn. Tôi tin Tuấn sẽ không làm khổ em. Ba tuần sau, tôi nhận được thư Tuấn, trong thư Tuấn kể về gia đình (mặc dù tôi đã nghe em kể trong các lá thư). Tuấn muốn tiến tới với em. Tuấn xin phép được đưa mẹ Tuấn đến gặp tôi. Tuấn hứa là sẽ săn sóc và thương yêu em. Đọc thư Tuấn tôi ứa nước mắt vì mừng. Mừng cho em may mắn không gặp những trắc trở trên đường tình ái, mừng cho em gặp được một người chồng hiền hậu.
      Tôi viết thư cho em và Tuấn, bảo hai em lo thế nào cho tiện, chỉ cố làm sao cho giản đơn vì cả hai đứa cùng nghèo. Bốn tháng sau, Tuấn và em làm đám cưới, nhà gái ngoài tôi còn có thêm mấy thằng bạn trong đơn vị, ông hiệu trưởng, thầy cô giáo và rất đông học trò. Nhà trai ngoài mẹ Tuấn, mấy gia đình anh chị họ còn thêm một số bạn bè Hải quân cùng đơn vị. Nhìn em súng sính trong bộ đồ cưới, tươi cười đứng bên cạnh Tuấn, tôi gọi thầm mẹ ơi, mẹ ơi, về đây dự đám cưới của em.
      Tôi theo đơn vị lội thêm hai năm nữa ở vùng giới tuyến, thì “tai nạn” xảy ra. Trong một lúc nóng giận vì thấy ông xếp của mình sao ngu và bẩn quá, tôi không giữ được lời và đã xúc phạm đến ông, kết quả là tôi bị đưa ra hội đồng kỷ luật và tống ra khỏi binh chủng nhảy dù.
      Sau một thời gian ba chìm bảy nổi, tôi đổi về cục Tâm Lý Chiến, thời gian này tôi đã khá nổi tiếng, những bút ký chiến trường về Tết Mậu Thân, Bình Long. An Lộc… đã làm vinh danh binh chủng cũ của tôi. Tôi được giải thưởng văn học với bút ký “Mùa hè đỏ lửa”. Tiền thưởng và tiền bán sách tôi gửi hết cho em. Tuấn và em dùng tiền này mua được một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Phan Rang, gần trường em dạy. Mới ngày nào đó còn thẹn thùng nấp bên vai Tuấn mà bây giờ em đã mấy con. Mỗi dịp rảnh rỗi tôi lại ra Phan Rang ở chơi với em, với cháu. Tôi ôm cháu, hôn vào hai má phúng phính, hít vào phổi mùi thơm của trẻ thơ mà thấy lòng mình dịu lại, những cay đắng, cực nhọc của đời theo tiếng cười lanh lãnh dòn tan của cháu mà bay xa, bay xa. Tôi nhìn hai vợ chồng em, nhìn bầy cháu nhỏ lẫm chẫm quây quần bên chân mẹ mà lòng vừa vui mừng vừa hãnh diện. Tôi ao uớc mẹ tôi nhìn thấy được cảnh này.
      Biến cố tháng 4/75 tới như một định mệnh oan nghiệt, cả Tuấn và tôi đều phải ra trình diện cải tạo. Em ở lại một mình với một bầy con nhỏ, đứa lớn nhất chưa đầy sáu tuổi và đứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ. Trong trại, tôi cứ đứt ruột nghĩ về em và bầy cháu nhỏ. Mẹ của Tuấn đã quá già, làm sao lo phụ với em đây. Rồi em còn phải lo lắng về số phận chồng, số phận anh. Tôi quay quắt như như ngồi trên đống lửa, tôi nghĩ đến lời hứa với vong hồn mẹ hôm nào mà lòng đau như xé, con đã thất hứa với mẹ, mẹ ơi, con đang ở đây tù tội thì làm sao lo được cho em… Năm 76 tôi bị đưa ra Bắc. Tôi mất liên lạc với em và Tuấn từ tháng 5/75. Làm sao em biết tôi ở đâu mà thư từ thăm gửi. Không biết em có biết Tuấn ở đâu không, trại tù mọc lên như nấm từ Nam ra Bắc.  Hồi còn ở trong Nam, từ Trảng lớn, qua Suối máu , đâu đâu tôi cũng cố dò hỏi tin Tuấn nhưng vô hiệu. Tù nhân đông quá… Trại cải tạo Sơn La, sau đợt cho viết thư về gia đình đầu tiên, ba tháng sau tôi nhận được thư em. Thư em đến tay tôi vào giữa năm 77. Hơn 2 năm 1 tháng tôi mới nhìn lại nét chữ của em. Run run bóc thư, mắt tôi cay nồng, nhạt nhoà.  Em cho hay là Tuấn đang cải tạo ở Long Thành, Tuấn có thư về và cho biết vẫn bình an, mẹ Tuấn dạo này yếu lắm vì cụ đã quá già, em vẫn đi dạy, hai cháu nhỏ ở nhà với bà nội, hai cháu lớn theo mẹ vào trường, em cho hay đứa con gái út em đặt tên Tâm, Trần thị Minh Tâm, cháu sinh ngày 12 tháng 9 năm 75, gần 4 tháng sau ngày bố cháu và bác cháu vào tù.
       Gần cuối thư, em báo tin là bố còn sống và hồi đầu năm 76 có tìm đến gặp em, làm sao bố tìm ra địa chỉ thì em không biết, nhưng hôm ấy bố đến, bố tự giới thiệu tên mình. Em ngỡ ngàng, ngày bố ra đi em mới tròn ba tuổi, hơn hai mươi năm sau gặp lại làm sao em nhận được, bố xoa đầu đám cháu ngoại đang trố mắt nhìn nguời đàn ông lạ, bố hỏi về anh, về Tuấn, khi em hỏi lại bố là làm sao để biết anh và Tuấn đang bị giam giữ ở trại cải tạo nào, bố lắc đầu không nói gì. Bố cho hay là bố đang có gia đình ở Bắc, ngoài ấy bố có thêm hai trai và hai gái.  Đứa trai lớn nhất thua em bốn tuổi. Bố mang vào cho em hai mươi ký gạo và một chục cam. Bố ở chơi một ngày rồi bố trở về Hà nội. Lúc bố về em có tặng bố cái radio-cassette của anh cho ngày nào. Bố thích lắm, bố hứa sẽ đến thăm anh trong trại tù. Từ hồi trở ra Bắc dến giờ bố chưa liên lạc lại với em, và em cũng không có địa chỉ của bố ở ngoài ấy.
      Tôi đọc thư lòng thấy phân vân, tôi cũng như em, không hình dung ra nổi bố tôi hình dáng mặt mũi ra sao, hai mươi mấy năm, tôi tưởng bố tôi đã chết. Tháng 12 năm 77, tại trại cải tạo Sơn La, bố đến thăm tôi. Đứng trong văn phòng viên sĩ quan trưởng trại một người đàn ông trung niên, tóc muối tiêu và gương mặt xương. Bộ áo quần dân sự khá thẳng thớm, và sự lễ phép của tên đại úy truởng trại tiết lộ về điạ vị không nhỏ của người này. Thấy tôi vào, viên trưởng trại quay qua nói nhỏ một câu gì đó rồi bước ra ngoài. Tôi im lặng đứng nhìn người đàn ông xa lạ. Bố đến bắt tay tôi, tự xưng tên mình, bố gọi tôi bằng anh, bố kể là đã gặp em ở Phan Rang, bố hỏi tôi học tập thế nào, bố không hề nhắc đến mẹ, có lẽ ông đã biết về cái chết của mẹ. Bố nói là có đọc văn tôi. Tôi ngồi yên nghe bố nói, sau cùng, bố đứng dậy, móc trong xách ra một gói nhỏ bảo đó là đường và thuốc lá, trao cho tôi, khuyên tôi cố gắng học tập tốt để sớm được khoan hồng. Tôi nhìn vào mắt bố, lòng thấy dửng dưng. Tôi bắt tay bố rồi về lại lán mình. Đó, cuộc hội ngộ của bố con tôi sau hơn hai mươi năm là thế đấy. Chắc cuộc tái ngộ giữa bố với em cũng tẻ nhạt như thế. Có cái gì đó ngăn cách, có cái gì đó phân chia, có cái gì đó tôi không hiểu và không diễn tả được. Bây giờ tôi hiểu vì sao cái tin quan trọng đến thế mà em lại chỉ đề cập một cách ngắn ngủi ở cuối thư. Lần đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi gặp bố trong suốt 13 năm lang thang trong các trại tù biệt giam miền Bắc.
      Tháng 12/78, chuyển trại lên Yên Bái, tôi nhận thêm được hai lá thư của em, trong bức thư gần nhất, em viết vào tháng 8/78. Em cho hay tình trạng rất khó khăn, phụ cấp đi dạy không đủ nuôi một mẹ già và bốn con thơ, em đã bán lần mòn hết những đồ trang sức và luôn cả những đồ vật trong nhà. Em vẫn chưa đi thăm nuôi Tuấn được một lần nào. Không thể để bốn cháu nhỏ ở nhà cho bà nội vì cụ bây giờ đã quá yếu, mỗi buổi ăn, Uyên, cháu lớn phải đút cho bà. Ngoài ra, mỗi tối, từ lúc chạng vạng em và Hoàng, hai mẹ con phải ra đầu ngõ, ngồi bán bắp nướng đến khuya để kiếm thêm tiền đong gạo. Em than là dạo này mất ngủ, sức khoẻ yếu lắm, em sợ nhở có mệnh hệ nào… Tôi thẩn thờ cả buổi vì bức thư em, ngày xưa tôi chỉ lo cho có mỗi mình em, còn bây giờ em phải lo cho bốn đứa con thơ và một mẹ già, kể luôn người chồng và ông anh đang tù tội là bảy, bảy cây thập giá đời đang đè nặng lên đôi vai gầy guộc, nhỏ bé của em. Tôi viết thư về an ủi, khuyên em cố gắng, tôi vỗ về em là có thể Tuấn sẽ được tha về sớm với em, với cháu, vì Tuấn đi hải quân và lon còn thấp, không có tội với “cách mạng” nhiều. Rồi tôi viết thêm cho em hai ba lá thư nữa mà vẫn không thấy hồi âm. Lòng tôi cồn cào, nóng như lửa đốt, những ngày dài tù tội, tôi không nghĩ đến cái đói, cái khổ của mình mà chỉ nghĩ đến em và mấy cháu, không biết giờ này, em và bốn cháu thơ dại đang có gì ăn ?
      Tháng 6/79, một sáng trên đường lên rừng đốn nứa, tôi nghe loáng thoáng câu chuyện giữa các bạn tù. Họ nghe từ các bà vợ đi thăm nuôi kể lại, rằng ở Phan Rang có một chị có chồng đang đi cải tạo, chị chết đi, để lại bốn con thơ, đứa bé nhất mới lên ba, còn đứa lớn nhất chưa đầy chín tuổi. Tội nghiệp, họ hàng nội ngoại không có một ai. Tôi bỗng dưng thấy lạnh toát cả sống lưng, lại gần hỏi thêm thì người bạn tù cho hay là nghe nói chị ấy làm nghề cô giáo, có chồng sĩ quan hải quân đang đi tù cải tạo ở đâu đó trong Nam. Người chồng, trung úy hải quân trước cũng đóng ở Phan Rang. Trần Nguyên Tuấn, hải quân trung uý Trần nguyên Tuấn. Tôi thấy đất trời đảo lộn, tôi thấy mặt trời nổ tung trong óc, tôi hụt hơi, miệng há hốc đứng như trời trồng giữa núi rừng Yên Bái, bên cạnh tôi tiếng nguời nói lao xao. Tôi không nghe gì hết, tai tôi lùng bùng, mắt tôi mờ đi, tôi đang nhìn thấy xác em nằm co quắp trên manh chiếu, bốn đứa cháu của tôi, cháu Minh Tâm chưa đầy ba tuổi đang lấy tay lay lay xác mẹ, cháu lớn Thu Uyên chưa đủ chín tuổi đang ôm chân mẹ khóc lóc ủ ê, hai đứa kia, Hoàng và Châu ngơ ngác đứng nhìn. Trời tháng 6 mùa hè Yên bái mà sao tôi thấy thân mình lạnh buốt. Tôi tê dại, tôi hoá đá, tôi không còn cảm xúc, tôi muốn hét lên cho tan vỡ cả vũ trụ này. Trong lung linh màu nắng vàng buổi trưa Yên Bái, tôi thấy bóng em nhập nhoà, chập chờn. Em của tôi, đứa em côi cút của tôi…
      Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du…
 Phan Nhật Nam
Read more…

NHỚ TRƯỜNG CƠ ĐỐC NGÀY NÀO

7:15 PM |

Những năm 1975- 1978 cứ lao động ở rẩy nửa tuần là tôi về lo công việc hội thánh Đất Mới. Đi ngang qua trường lúc nào cũng phảng phất một nỗi buồn hoài niệm. Nhìn những chiếc ghế đá gãy chân xiêu vẹo, cảnh vật tiêu điều, tôi cúi đầu lầm lũi bước đi với bao nhiêu ý tưởng trong lòng.
Học sinh chạy nhảy trên sân trường, bạn bè gặp gỡ nhau ngày ngày ở lớp học đâu hết rồi! Lòng đa cảm đa sầu dễ đâu quên lãng. Còn nữa, cuộc đời dâu bể, lòng người đổi dời…
Cây phượng vĩ do Nguyễn Minh Lâm và các bạn cặm cụi đào đất, chôn cây, nay đã trổ hoa rồi, mà Nguyễn Minh Lâm đâu còn đây để nhìn ngắm thành quả của mình. Hoa quá thắm làm cho lòng tôi cứ mãi thổn thức nhớ bạn bè. Bây giờ nhớ ai, ai có nhớ mình không, hay mãi lo khổ lụy cuộc sống mới, đâu còn thì giờ nhung nhớ…? Mà cũng phải, có nhớ hay không cũng thế thôi. (Tâm sự năm 1980, không phải lúc này).
Mục sư Lê Hựu lúc ấy gởi thư về, có câu: Em sống với hai thời kỳ bây giờ em có cảm nghĩ gì…? Nên tạm viết bài thơ Đường luật này gởi tặng anh.
Nhớ lại chuyện xưa, tôi xin tặng các bạn cựu giáo chức và các em cựu học sinh đang sống đây đó nơi xứ người thưởng lãm…
Phượng đỏ sân trường lác đác rơi,
Người xưa nay đã vắng xa rồi.
Năm năm cảnh đấy còn lưu dấu,
Một thoáng ai kia đã đổi dời…
Hoa thắm: lại càng thêm thổn thức;
Tình sâu: nên cứ mãi bồi hồi.
Nhớ ai, ai nhớ ta chăng nhỉ?
Có nhớ thôi thời cũng thế thôi!
1980
Tiêu Dao Lãng Tử
4- 2013

Các Thầy Cô Ðầu Tiên Của Các Lớp Tiểu Học và Trung Học

Ngày Giám Thị Lương Hà Lên Ðường Về Nhiệm Sở Mới
Cứu Trợ Nạn Lụt 22-11-1970
Văn nghệ
 
From: Quỳnh Bích Châu , em thầy Đinh Hữu Quyến dạy Pháp văn.
Rất tiếc ảnh không được rõ,nhưng là kỉ niệm nhân dịp bác Hựu dự tất niên lớp 1973
Gửi đến ban tổ chức lễ tưởng niệm mục sư Lê Hựu như một lời tri ân.


Hình chụp chung với Bác Hựu trước khi lên đường đi cứu trợ bão lụt Miềm Trung 1972
From: Phan anh Dũng - Gởi cậu Thi một số tư liệu về Ms Lê Hựu :
- Tập san Khơi Nguồn, Hình bìa là cậu Tăng Tấn Thi vẽ . Tập san Khơi nguồn là tiếng nói của học sinh trường Cơ Đốc do con Phan anh Dũng làm chủ bút trước 30/4/1975.
- Tập san thứ 3 ra ngày 1/11/1974 số đặc biệt viết về Tầm Lộ Đoàn có đăng bài giới thiệu Tầm lộ của MS Lê Hựu, Bác hiệu trưởng trường Cơ Đốc thân yêu.
Bút tích MS Lê Hựu viết về tầm lộ Đoàn.
Tập thơ Tình Ca Mùa Đông - MS Lê Hựu đỡ đầu.  TT.Thi vẽ trang trí
 Trưởng Nguyễn Huỳnh hỏi. - Tầm lộ sinh sẳn sàng lên đường đi cứu trợ chưa ? 








Read more…